Một số vấn đề cần lư uý trong quá trình thu thập, tiếp nhận và xử lý thông tin về tình hình thi hành pháp luật

Một phần của tài liệu CHUYÊN ĐỀ TẬP HUẤN VỀ PHÁP LUẬT XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ THEO DÕI TÌNH HÌNH THI HÀNH PHÁP LUẬT NĂM 2020 (Trang 72 - 74)

I. THU THẬP, TIẾP NHẬN VÀ XỬ LÝ THÔNG TIN VỀ TÌNH HÌNH THI HÀNH PHÁP LUẬT

3. Một số vấn đề cần lư uý trong quá trình thu thập, tiếp nhận và xử lý thông tin về tình hình thi hành pháp luật

và dễ triển khai công việc, công tác lưu trữ, bảo quản tài liệu nên được chuyên môn hóa, người tiếp nhận, xử lý thông tin về tình hình thi hành pháp luật sẽ là người thực hiện việc bảo quản, lưu trữ đối với những thông tin, tài liệu này.

3. Một số vấn đề cần lưu ý trong quá trình thu thập, tiếp nhận và xửlý thông tin về tình hình thi hành pháp luật lý thông tin về tình hình thi hành pháp luật

Trong quá trình thu thập, tiếp nhận và xử lý thông tin về tình hình thi hành pháp luật, cần lưu ý một số vấn đề sau:

Một là, xác định nhu cầu thông tin

Thông tin về tình hình thi hành pháp luật luôn phản ánh hiện thực nên nó xuất hiện ở các lĩnh vực của đời sống xã hội, vì vậy, cơ quan tổ chức, người có thẩm quyền cần xác định được nhu cầu về thông tin để trả lời câu hỏi thu thập thông tin về tình hình thi hành pháp luật trong lĩnh vực nào và cung cấp thông tin đó cho ai.

Đối với công tác theo dõi về tình hình thi hành pháp luật, nhu cầu có được thông tin để đánh giá và giải quyết vấn đề là rất cần thiết. Tuy nhiên, nếu tổ chức nắm bắt thông tin, theo dõi về tình hình thi hành pháp luật trên tất cả các lĩnh

vực của đời sống xã hội thì với thực trạng bộ máy tổ chức, nguồn lực như hiện nay là không thể thực hiện được. Do đó, cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền xác định nhu cầu thông tin về tình hình thi hành pháp luật thông qua hoạt động theo dõi về tình hình thi hành pháp luật hằng năm và hoạt động giải quyết đơn thư kiến nghị, khiếu nại, tố cáo đối với những vụ việc cụ thể có tính chất phức tạp, bức xúc nổi cộm. Pháp luật về theo dõi tình hình thi hành pháp luật hiện hành quy định tại Điều 6 Thông tư số 14/2014/TT-BTP về căn cứ để xây dựng kế hoạch theo dõi về tình hình thi hành pháp luật. Theo đó, Bộ Tư pháp, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh triển khai xây dựng kế hoạch theo dõi về tình hình thi hành pháp luật dựa vào 2 căn cứ sau:

- Căn cứ vào nghi quyết của chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội và dự toán ngân sách nhà nước hằng năm;

- Căn cứ thực tiễn thi hành pháp luật trong phạm vi, lĩnh vực quản lý. Trên cơ sở kế hoạch của Ủy ban nhân dân tỉnh, các Sở, ban, ngành cấp tỉnh và Ủy ban nhân dân cấp huyện xây dựng kế hoạch của cơ quan, địa phương mình để triển khai thực hiện, đồng thời gửi Sở Tư pháp để theo dõi, tổng hợp chung.

Hai là, xác định chính xác nguồn gốc thông tin

Thông tin bao giờ cũng có nguồn gốc cụ thể và không phải thông tin nào cũng đều có giá trị. Do đó, cán bộ, công chức, viên chức cần nắm được nguồn thông tin đến từ đâu để có sự phân tích, đánh giá khách quan, chính xác. Có rất nhiều nguồn gốc của thông tin như nguồn tin sơ cấp, nguồn tin thứ cấp, nguồn tin bên trong, nguồn tin bên ngoài, nguồn tin chính thức, nguồn tin không chính thức, nguồn tin qua phương tiện thông tin đại chúng, nguồn tin qua văn bản, nguồn tin thu thập từ thực tế và qua trao đổi trực tiếp.

Thực tế trong nhiều trường hợp, tùy tình hình cụ thể, việc khẳng định tính chính xác, khách quan, đầy đủ của thông tin đòi hỏi cần phải xác nhận lại, xác minh hoặc kiểm tra thông tin bằng các kênh thích hợp.

Để nắm chính xác nguồn gốc thông tin, người xử lý thông tin thường tiếp cận dưới góc độ xác định nguồn tin đó có chính thống hay không, trên cơ sở đó mới có thể đánh giá được giá trị sử dụng của nguồn tin.

- Nguồn tin chính thống: nguồn thông tin này thu thập được từ báo cáo của cơ quan nhà nước (Bộ, cơ quan ngang Bộ, Sở, Ban, ngành, Ủy ban nhân dân các cấp…). Ngoài ra, các báo cáo kết quả hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân, báo cáo kết quả thanh tra, kiểm tra, điều tra, khảo sát của cơ quan có thẩm

quyền cũng là một trong những nguồn thông tin mà cơ quan theo dõi về tình hình thi hành pháp luật làm căn cứ để thu thập, xử lý thông tin để đánh giá về tình hình thi hành pháp luật.

- Nguồn tin không chính thống: các thông tin được đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng và thông tin do tổ chức, cá nhân cung cấp. Đây là nguồn thông tin mở, phản ánh nhiều ý kiến, quan điểm khác nhau nên cần phải tiến hành các hoạt động kiểm tra, xác minh độ tin cậy của thông tin.

Ba là, nắm vững phương pháp thu thập thông tin

Để thu thập thông tin có hiệu quả, cần nắm vững và tùy tình hình mà áp dụng các phương pháp sau:

+ Đọc, ghi chép thông tin; + Sao chụp tài liệu

+ Nghe báo cáo

+ Tra cứu qua mạng Internet

+ Điều tra, khảo sát thực tế: quan sát, phỏng vấn, thống kê xã hội học…

Bốn là, đánh giá được giá trị của thông tin

Yêu cầu quan trọng trong việc xử lý thông tin về tình hình thi hành pháp luật là người xử lý thông tin đánh giá được giá trị của thông tin thu thập được. Để thực hiện tốt việc này cần phải thực hiện các phương pháp phân tích, so sánh các thông tin, số liệu liên quan tới nhau, cần đối chiếu để sàng lọc, loại bỏ những thông không chính xác; bảo đảm tính khoa học, khách quan.

Về cơ bản, nguồn thông tin chính thống thu được từ các văn kiện của Đảng và Nhà nước đã được công bố hoặc trong các văn bản đã được ký, đóng dấu của cơ quan Nhà Nước có thẩm quyền thường có giá trị sử dụng ngay và trực tiếp (trừ một số trường hợp có căn cứ cho thấy văn bản chứa đựng thông tin không trung thực hoặc có sự nhầm lẫn thì cần phải kiểm tra, xác minh lại). Đối với nguồn tin không chính thống thì chỉ được sử dụng để đánh giá về tình hình thi hành pháp luật sau khi kiểm tra, đối chiếu theo quy định tại khoản 2 Điều 11 Nghị định số 59/2012/NĐ-CP.

Một phần của tài liệu CHUYÊN ĐỀ TẬP HUẤN VỀ PHÁP LUẬT XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ THEO DÕI TÌNH HÌNH THI HÀNH PHÁP LUẬT NĂM 2020 (Trang 72 - 74)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(122 trang)
w