Thu thập, tiếp nhận thông tin về tình hình thi hành pháp luật

Một phần của tài liệu CHUYÊN ĐỀ TẬP HUẤN VỀ PHÁP LUẬT XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ THEO DÕI TÌNH HÌNH THI HÀNH PHÁP LUẬT NĂM 2020 (Trang 67 - 69)

I. THU THẬP, TIẾP NHẬN VÀ XỬ LÝ THÔNG TIN VỀ TÌNH HÌNH THI HÀNH PHÁP LUẬT

1. Thu thập, tiếp nhận thông tin về tình hình thi hành pháp luật

Thu thập thông tin về tình hình thi hành pháp luật là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiến hành các hoạt động tìm kiếm, tiếp nhận thông tin liên quan đến tình hình thi hành pháp luật, trên cơ sở đó đánh giá, phân tích vấn đề nhằm mục đích tìm ra các giải pháp nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật. Thông tin thu thập được phải đảm bảo tính khoa học, khách quan, đảm bảo tính pháp lý. Quá trình thu thập thông tin phải chú ý tới công tác tổng hợp, kết nối thông tin với nhau để rút ra những điểm quan trọng, những vấn đề nổi cộm được dư luận quan tâm chứ không đơn thuần chỉ là việc tập hợp, cộng dồn các thông tin. Khi tiến hành thu thập thông tin, cần quan tâm tới phản hồi của nhân dân, các cơ quan quản lý, các tổ chức được giao thực hiện đối với chính sách, biện pháp, mà

pháp luật quy định. Việc thu thập thông tin đầy đủ, chính xác về tình hình thi hành pháp luật sẽ giúp cơ quan, người có thẩm quyền đánh giá tình hình thi hành pháp luật vừa bao quát, vừa có trọng tâm trọng điểm, đúng, xác thực tiễn, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Ngược lại, nếu không có thông tin hoặc thông tin không đầy đủ, thiếu chính xác sẽ có tác động, ảnh hưởng đến việc đánh giá kết quả theo dõi tình hình thi hành pháp luật, dẫn đến việc đề xuất, kiến nghị để thực hiện các giải pháp nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật và hoàn thiện hệ thống pháp luật không đáp ứng yêu cầu.

Tiếp nhận thông tin là việc tập hợp thông tin từ nhiều nguồn về một nơi một cách chủ động hoặc bị động. Cán bộ, công chức, viên chức thực hiện việc tiếp nhận thông tin về tình hình thi hành pháp luật từ nhiều nguồn thông tin như nguồn thông tin tài liệu của các cơ quan Đảng, Nhà nước, thông tin qua báo cáo của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền; thông tin qua phản ánh của tổ chức, cá nhân, công dân, thông tin trên báo, đài, mạng Internet; thông tin tìm hiểu dư luận xã hội qua blog cá nhân, mạng xã hội, thông tin thu được qua công tác thanh tra, kiểm tra, điều tra, khảo sát… Việc tiếp nhân thông tin thụ động được hiểu là cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền không chủ động triển khai các hoạt động thu thập, tìm kiếm thông tin mà các thông tin tình hình thi hành pháp luật đó xuất hiện trên các phương tiên thông tin đại chúng, dư luận xã hội hay qua đơn thư khiếu nại tố cáo …Đối với phương thức tiếp nhận chủ động thường do cơ quan có thẩm quyền theo dõi tình hình thi hành pháp luật tiến hành. Trên cơ sở nghiên cứu, xây dựng và xác định các chủ đề theo dõi tình hình thi hành pháp luật trong năm, cơ quan có thẩm quyền hoạt động như thanh tra, kiểm tra, điều tra, khảo sát. Việc tiếp nhận thông tin về tình hình thi hành pháp luật được quy định tại Điều 7 Thông tư số 14/2014/TT- BTP ngày 15/5/2014 của Bộ Tư pháp quy định chi tiết thi hành Nghị định số 59/2012/NĐ-CP ngày 23/7/2012 của Chính phủ về theo dõi tình hình thi hành pháp luật (Thông tư số 14/2014/TT-BTP), theo đó, các tổ chức, cá nhân có thể cung cấp thông tin về tình hình thi hành pháp luật bằng văn bản hoặc trực tiếp tại trụ sở tiếp công dân hoặc qua Trang thông tin điện tử của Bộ Tư pháp (Chuyên mục tình hình thi hành pháp luật) của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp thực hiện việc tiếp nhận thông tin theo phương thức nêu trên và thu thập thông tin được đăng tải trên phương tiện thông tin đại chúng.

Theo quy định tại nghị định số 59/2012/NĐ-CP, thông tin về tình hình thi hành pháp luật được thu thập, tiếp nhận từ 2 nguồn chủ yếu:

- Báo cáo các cơ quan nhà nước.

- Các thông tin được đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng và thông tin do các tổ chức, cá nhân cung cấp.

Một phần của tài liệu CHUYÊN ĐỀ TẬP HUẤN VỀ PHÁP LUẬT XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ THEO DÕI TÌNH HÌNH THI HÀNH PHÁP LUẬT NĂM 2020 (Trang 67 - 69)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(122 trang)
w