Yêu cầu đối với các sở, ban, ngành, địa phương

Một phần của tài liệu CHUYÊN ĐỀ TẬP HUẤN VỀ PHÁP LUẬT XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ THEO DÕI TÌNH HÌNH THI HÀNH PHÁP LUẬT NĂM 2020 (Trang 112 - 113)

II. Nội dung Kế hoạch thực hiện Đề án “Đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác tổ chức thi hành pháp luật trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế gia

3. Yêu cầu đối với các sở, ban, ngành, địa phương

- Trên cơ sở Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án được ban hành, các sở, ngành, địa phương chỉ đạo, đôn đốc, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện ở cơ quan, đơn vị thuộc phạm vi quản lý của ngành, địa phương mình.

- Trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình phối hợp chặt chẽ với Sở Tư pháp triển khai thực hiện các nhiệm vụ trong Kế hoạch.

- Tăng cường sự quan tâm của cấp ủy Đảng, chính quyền trong công tác tổ chức thi hành pháp luật theo địa bàn và lĩnh vực bằng nhiều hình thức:

+ Chủ động, xây dựng và ban hành các văn bản chỉ đạo nhằm tăng cường công tác tổ chức thi hành pháp luật trong phạm vi quản lý nhà nước của ngành, địa phương mình.

+ Thường xuyên, định kỳ họp giao ban về công tác tổ chức thi hành pháp luật, nhanh chóng nắm bắt thông tin, kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc mà các đơn vị chuyên môn trực thuộc gặp phải trong tổ chức thi hành pháp luật.

- Xây dựng và ban hành quy chế phối hợp về công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật của sở, ngành, địa phương nhằm xác định rõ trách nhiệm, mối quan hệ phối hợp giữa đơn vị được giao làm đầu mối thực hiện công tác này và các đơn vị chuyên môn khác trực thuộc.

- Quan tâm bố trí đủ kinh phí để bảo đảm cho công tác theo dõi thi hành pháp luật theo các đầu mục chi đã được quy định tại Thông tư số 338/2016/TT- BTC ngày 28/12/2016 của Bộ Tài chính quy định lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước bảo đảm cho công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật và hoàn thiện hệ thống pháp luật.

- Tăng cường bồi dưỡng, tập huấn kỹ năng, nghiệp vụ cho cán bộ, công chức làm công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật; Đẩy mạnh việc theo dõi, thu thập và xử lý thông tin về theo dõi tình hình thi hành pháp luật.

- Trong phạm vi ngành, địa phương mình chủ động đôn đốc, theo dõi, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các nội dung của kế hoạch, báo cáo kết quả thực hiện các nhiệm vụ của Đề án về Sở Tư pháp.

Đề án “Đổi mới nâng cao hiệu quả công tác tổ chức thi hành pháp luật giai đoạn 2018-2022” được phê duyệt bởi Quyết định số 242/QĐ-TTg ngày 26/02/2018 của Thủ tướng Chính phủ là một văn bản pháp luật quan trọng, thể hiện chủ trương chuyển đổi chiến lược của Đảng và Nhà nước ta trong xây dựng và tổ chức thi hành pháp luật trên tinh thần tập trung thực thi một số giải pháp có tính thực tiễn, phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội hiện nay, nhằm thực sự nâng cao hiệu quả một bước của công tác tổ chức thi hành pháp luật. Để tổ chức triển khai thực hiện Đề án một cách bài bản, chất lượng, Bộ trưởng Bộ Tư pháp

đã ban hành Kế hoạch thực hiện Đề án nêu trên kèm theo Quyết định số 1020/QĐ-BTP ngày 08/5/2018.

Xác định tầm quan trọng của công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật trong hoạt động quản lý, điều hành của tỉnh, đồng thời nhằm cụ thể hóa các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước phục vụ nhiệm vụ công tác chỉ đạo, điều hành hoạt động quản lý Nhà nước ở địa phương, cùng với việc thường xuyên quan tâm, chỉ đạo, đôn đốc công tác này, quán triệt tới lãnh đạo các sở, ban, ngành, cấp ủy, chính quyền địa phương trên địa bàn tỉnh thực hiện nghiêm túc Nghị định số 59/2012/NĐ-CP, Nghị định số 32/2020/NĐ-CP của Chính phủ và Thông tư số 14/2014/TT-BTP của Bộ Tư pháp thì việc ban hành Kế hoạch số 123/KH-UBND triển khai thực hiện Đề án “Đổi mới, nâng

Một phần của tài liệu CHUYÊN ĐỀ TẬP HUẤN VỀ PHÁP LUẬT XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ THEO DÕI TÌNH HÌNH THI HÀNH PHÁP LUẬT NĂM 2020 (Trang 112 - 113)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(122 trang)
w