Biện pháp áp giải người vi phạm

Một phần của tài liệu CHUYÊN ĐỀ TẬP HUẤN VỀ PHÁP LUẬT XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ THEO DÕI TÌNH HÌNH THI HÀNH PHÁP LUẬT NĂM 2020 (Trang 52 - 54)

III. KỸ NĂNG TỔ CHỨC THI HÀNH QUYẾT ĐỊNH XỬ PHẠT TRONG MỘT SỐ TRƯỜNG HỢP CỤ THỂ

3. Biện pháp áp giải người vi phạm

Thực tiễn thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính thời gian qua cho thấy, trong nhiều trường hợp, nhiều đối tượng vi phạm có hành vi chống đối quyết liệt người có thẩm quyền thực thi công vụ hoặc bỏ trốn khỏi địa phương để tránh việc bị áp dụng các biện pháp xử lý hành chính như: đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở giáo dục, đưa vào cơ sở chữa bệnh. Để tạo cơ sở pháp lý cho người có thẩm quyền đang thi hành công vụ xử lý được các trường hợp nêu trên, Luật Xử lý vi phạm hành chính đã bổ sung biện pháp ngăn chặn mới là “Áp giải người vi phạm” quy định tại Điều 124.

Áp giải là biện pháp dẫn giải có vũ trang được áp dụng để buộc đối tượng đi đến một địa điểm đã định theo lệnh của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc trong trường hợp khác do pháp luật quy định.

Áp giải thường được áp dụng đối với người có lệnh gọi của nhà chức trách nhưng họ không tự nguyện đến hoặc có cơ sở để nghi ngờ họ sẽ trốn chạy.

Áp giải một người phải có quyết định bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền. Trong trường hợp người bị áp giải chống đối bằng vũ lực thì người thực hiện nhiệm vụ áp giải có quyền sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ theo quy định của pháp luật. Chính vì vậy, tại Mục 2 (từ Điều 24 đến Điều 29) Nghị định số 112/2013/NĐ-CP đã quy định cụ thể và chặt chẽ về các trường hợp được áp giải (Điều 24), thẩm quyền thực hiện việc áp giải (Điều 25), thủ tục thực hiện việc áp giải (Điều 26), giao, nhận người bị áp giải (Điều 27), xử lý một số trường hợp cụ thể trong khi áp giải (Điều 29) …

a) Về căn cứ áp dụng biện pháp áp giải người vi phạm

- Việc áp giải người vi phạm (Điều 24 Nghị định số 112/2013/NĐ-CP) được thực hiện khi người vi phạm không tự nguyện chấp hành yêu cầu của người có thẩm quyền.

Cần lưu ý rằng, trong thời gian bị áp giải, việc quản lý người bị áp giải được thực hiện theo quy định tại các Điều 18, 19, 20, 22 và Điều 23 Nghị định 112/2013/NĐ-CP.

b) Về thẩm quyền áp giải người vi phạm

Theo Điều 25 Nghị định số 112/2013/NĐ-CP, cụ thể:

Những người có thẩm quyền sau đây đang thi hành công vụ thực hiện việc áp giải người vi phạm theo thủ tục hành chính:

- Chiến sĩ Công an nhân dân. - Chiến sĩ Bộ đội biên phòng. - Cảnh sát viên Cảnh sát biển. - Công chức Hải quan.

- Kiểm lâm viên. - Công chức Thuế.

- Kiểm soát viên thị trường.

- Thanh tra viên, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành.

- Chấp hành viên thi hành án dân sự.

Lưu ý: Công chức Thuế, Thanh tra viên, người được giao thực hiện nhiệm

vụ thanh tra chuyên ngành, Chấp hành viên thi hành án dân sự không có thẩm quyền tạm giữ người, không liên quan đến việc truy tìm đối tượng bỏ trốn khỏi trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc, nên mặc dù Nghị định quy định song sẽ không có trường hợp nào họ thực hiện việc áp giải người vi phạm.

c) Về thủ tục thực hiện việc áp giải Điều 26 Nghị định số 112/2013/NĐ-CP.

Lưu ý: Trong thời gian bị áp giải, việc quản lý người bị áp giải được thực

hiện theo quy định tại các Điều 18, 19, 20, 22 và Điều 23 Nghị định số 112/2013/NĐ-CP. Đây là các quy định áp dụng đối với người bị tạm giữ theo thủ tục hành chính, gồm quyền, nghĩa vụ nơi tạm giữ, quản lý người bị tạm giữ, chế độ ăn, uống, trường hợp bị ốm, chết, …

d) Về giao, nhận người bị áp giải

Theo quy định tại Điều 27 Nghị định số 112/2013/NĐ-CP, cụ thể:

- Người có thẩm quyền đang thi hành công vụ thực hiện việc áp giải phải tiến hành lập biên bản giao, nhận người bị áp giải với cơ quan tiếp nhận người bị áp giải.

- Người có thẩm quyền đang thi hành công vụ khi đến địa điểm thực hiện áp giải phải mời đại diện chính quyền địa phương nơi người bị áp giải cư trú hoặc đang bị quản lý, đại diện cơ quan, tổ chức nơi người bị áp giải làm việc, học tập và người chứng kiến.

- Tiến hành kiểm tra, đối chiếu ảnh, giấy tờ tùy thân, xác định đúng người vi phạm bị áp giải theo thủ tục hành chính và lập biên bản về việc áp giải người vi phạm theo thủ tục hành chính.

đ) Về xử lý một số tình huống trong khi áp giải

Điều 29 Nghị định số 112/2013/NĐ-CP quy định trường hợp người bị áp giải có hành vi chống đối thì cán bộ áp giải giải thích quy định của pháp luật, yêu cầu họ chấp hành quyết định; trường hợp cần thiết cán bộ áp giải có quyền sử dụng vũ lực, trói, khóa tay, chân, sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ theo quy định của pháp luật để khống chế vô hiệu hóa hành vi chống đối của người bị áp giải.

Trường hợp người vi phạm bỏ trốn thì người thi hành quyết định áp giải phải lập biên bản có chữ ký của người chứng kiến, nếu không có người chứng kiến thì phải ghi rõ lý do vào biên bản.

Một phần của tài liệu CHUYÊN ĐỀ TẬP HUẤN VỀ PHÁP LUẬT XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ THEO DÕI TÌNH HÌNH THI HÀNH PHÁP LUẬT NĂM 2020 (Trang 52 - 54)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(122 trang)
w