KINH PHÍ BẢO ĐẢM CHO CÔNG TÁC THEO DÕI TÌNH HÌNH THI HÀNH PHÁP LUẬT

Một phần của tài liệu CHUYÊN ĐỀ TẬP HUẤN VỀ PHÁP LUẬT XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ THEO DÕI TÌNH HÌNH THI HÀNH PHÁP LUẬT NĂM 2020 (Trang 119 - 122)

tổng hợp rất nhiều nguồn thông tin khác nhau của cơ quan nhà nước, do đó, Báo cáo này cần được cơ quan, đơn vị chủ trì soạn thảo tổ chức các cuộc họp, hội nghị hoặc gửi dự thảo lấy ý kiến các cơ quan, đơn vị liên quan. Trên cơ sở ý kiến góp ý, cơ quan, đơn vị chủ trì soạn thảo sẽ tổng hợp, chỉnh lý dự thảo báo cáo đảm bảo tính chính xác, thống nhất và khách quan của Báo cáo.

7. Trình Lãnh đạo xem xét thông qua dự thảo và ký ban hành

Dự thảo Báo cáo theo dõi tình hình thi hành pháp luật được gửi đến cấp có thẩm quyền xem xét thông qua và ký ban hành. Hồ sơ dự thảo Báo cáo trình cấp có thẩm quyền bao gồm đầy đủ các tài liệu như: Tờ trình, dự thảo báo cáo và các Biểu mẫu kèm theo. Thông thường, các Báo cáo này do lãnh đạo cơ quan đơn vị được giao phụ trách công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật ký ban hành.

VI. Trách nhiệm thực hiện chế độ báo cáo theo dõi tình hình thi hànhpháp luật pháp luật

Báo cáo định ký hàng năm về công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật do các cơ quan hành chính nhà nước ban hành nên phải tuân thủ theo các quy định của Nghị định số 09/2019/NĐ-CP ngày 24/01/2019 của Chính phủ quy định về chế độ báo cáo của cơ quan hành chính nhà nước.

Theo đó, cán bộ, công chức và cá nhân, tổ chức có liên quan phải thực hiện nghiêm túc, đầy đủ, đúng quy trình, thời hạn của các chế độ báo cáo; phối hợp với các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc chia sẽ, cung cấp thông tin, số liệu báo cáo khi được yêu cầu và chịu trách nhiệm về tính chính xác của các thông tin, số liệu báo cáo do mình cung cấp; người ký báo cáo phải đúng thẩm quyền, phù hợp với từng loại báo cáo và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức, cá nhân báo cáo. Cơ quan hành chính nhà nước, cán bộ, công chức và cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm quy định tại Nghị định số 09/2019/NĐ-CP thì tùy theo tính chất, mức độ sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.

C. KINH PHÍ BẢO ĐẢM CHO CÔNG TÁC THEO DÕI TÌNHHÌNH THI HÀNH PHÁP LUẬT HÌNH THI HÀNH PHÁP LUẬT

Các hoạt động theo dõi thi hành pháp luật bao gồm: (1) Tập hợp, rà soát, hệ thống hóa, đánh giá văn bản quy phạm pháp luật phục vụ trực tiếp các hoạt động theo dõi thi hành pháp luật2; (2) Điều tra thống kê, khảo sát, đánh giá thực tiễn thực hiện tình hình thi hành pháp luật; (3) Xây dựng báo cáo về tình hình thi hành pháp luật; (4) Tổ chức họp, hội thảo, tọa đàm, hội nghị; (5) Nghiên cứu, xây dựng chuyên đề phục vụ trực tiếp hoạt động theo dõi thi hành pháp luật; (6) Công tác phí.

Trên cơ sở Công văn số 225/BTC-HCSN ngày 07/01/2020 của Bộ Tài chính3 về hướng dẫn kinh phí bảo đảm thực hiện công tác theo dõi thi hành pháp luật, Sở Tư pháp đã chủ động xây dựng dự thảo văn bản của Ủy ban nhân dân tỉnh, lấy ý kiến của Sở Tài chính, tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Công văn số 1731/UBND-TC ngày 06/3/2020 về kinh phí bảo đảm thực hiện công tác theo dõi thi hành pháp luật. Theo đó, kinh phí bảo đảm cho công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật, được thực hiện theo các nội dung sau:

1. Về nội dung chi và mức chi cho công tác theo dõi thi hành pháp luật: a) Về phổ biến, giáo dục pháp luật cho công tác theo dõi thi hành pháp luật: Thực hiện theo quy định tại Thông tư liên tịch số 14/2014/TTLT-BTC-BTP ngày 27/01/2014 của Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp hướng dẫn việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước bảo đảm cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và chuẩn tiếp cận pháp luật của người dân tại cơ sở; Quyết định số 23/2015/QĐ-UBND ngày 12/6/2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc quy định mức chi đối với công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và chuẩn tiếp cận pháp luật của người dân tại cơ sở trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.

b) Về rà soát, hệ thống hóa, kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến công tác theo dõi thi hành pháp luật: Thực hiện theo quy định tại Thông tư liên tịch số 122/2011/TTLT-BTC-BTP ngày 17/8/2011 của Bộ Tài

2 Hoạt động theo dõi thi hành pháp luật được quy định từ Điều 10 tới Điều 14 Nghị định số

59/2012/NĐ-CP và từ Điều 6 tới Điều 10 Thông tư số 14/2014/TT-BTP gồm: thu thập, xử lý thông tin, kiểm tra, điều tra, khảo sát về tình hình thi hành pháp luật; xử lý kết quả theo dõi thi hành pháp luật; xây dựng báo cáo tình hình thi hành pháp luật.

3 Công văn số 225/BTC-HCSN ngày 07/01/2020 của Bộ Tài chính ban hành trên cơ sở các

căn cứ: Nghị định số 163/2016/NĐ-CP ngày 21/12/2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Ngân sách nhà nước; Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14/5/2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật; Nghị định số 59/2012/NĐ-CP ngày 23/7/2012 của Chính phủ về theo dõi thi hành pháp luật; Thực hiện Quyết định số 242/QĐ-TTg ngày 26/02/2018 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Đề án Đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác tổ chức thi hành pháp luật” giai đoạn năm 2018-2022; Chế độ quản lý, sử dụng kinh phí hiện hành đảm bảo cho công tác theo dõi thi hành pháp luật và Trên cơ sở đề nghị của Bộ Tư pháp tại Công văn số 3370/BTP-QLXLVPHC&TDTHPL ngày 03/9/2019.

chính, Bộ Tư pháp quy định việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí bảo đảm cho công tác kiểm tra, xử lý, rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật; Quyết định số 08/2012/QĐ-UBND ngày 18/05/2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc quy định mức chi và việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí bảo đảm cho công tác kiểm tra, xử lý, rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.

c) Về công tác tổ chức thi hành pháp luật và theo dõi thi hành pháp luật: - Đối với việc xây dựng văn bản quy phạm pháp luật về theo dõi thi hành pháp luật và một số nội dung chi về công tác thi hành pháp luật đã được quy định tại Thông tư số 338/2016/TT-BTC ngày 28/12/2016 của Bộ Tài chính quy định lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước bảo đảm cho công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật và hoàn thiện hệ thống pháp luật: Thực hiện theo quy định tại Thông tư số 338/2016/TT-BTC nêu trên và Quyết định số 56/2017/QĐ-UBND ngày 07/8/2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc quy định mức phân bổ kinh phí bảo đảm cho công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật và hoàn thiện hệ thống pháp luật trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.

- Đối với hoạt động theo dõi thi hành pháp luật xử lý vi phạm hành chính: Thực hiện theo quy định tại Thông tư số 19/2017/TT-BTC ngày 28/02/2017 của Bộ Tài chính quy định lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước bảo đảm cho công tác quản lý nhà nước về thi hành pháp luật xử lý vi phạm hành chính; Quyết định số 27/2018/QĐ-UBND ngày 24/4/2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc Quy định nội dung, mức chi cho công tác quản lý nhà nước về thi hành pháp luật xử lý vi phạm hành chính và thẩm quyền, cách thức xác định hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính có nội dung phức tạp trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.

- Đối với chi phí cho hoạt động thường xuyên của các cơ quan, đơn vị, như chi tiền lương làm đêm, làm thêm giờ; chi hội nghị, hội thảo, chi công tác phí; chi khen thưởng; chi thanh toán dịch vụ công cộng; mua sắm, trang thiết bị; đào tạo cán bộ công chức, viên chức; nghiên cứu khoa học..: Thực hiện theo chế độ quy định hiện hành, chứng từ hợp pháp.

2. Nguồn kinh phí thực hiện công tác theo dõi thi hành pháp luật: Kinh phí cho công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật của cơ quan, đơn vị thuộc cấp nào do ngân sách nhà nước cấp đó bảo đảm và được tổng hợp vào dự toán ngân sách hàng năm của cơ quan, đơn vị theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.

3. Việc lập dự toán, chấp hành và quyết toán kinh phí bảo đảm thực hiện công tác theo dõi thi hành pháp luật được thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước, Luật Kế toán và các văn bản hướng dẫn.

4. Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu các văn bản quy phạm pháp luật của Trung ương và địa phương dẫn chiếu áp dụng nêu trên được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế bằng văn bản mới, thì đề nghị áp dụng theo các văn bản sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế./.

Một phần của tài liệu CHUYÊN ĐỀ TẬP HUẤN VỀ PHÁP LUẬT XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ THEO DÕI TÌNH HÌNH THI HÀNH PHÁP LUẬT NĂM 2020 (Trang 119 - 122)