Biện pháp tạm giữ và xử lý tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính

Một phần của tài liệu CHUYÊN ĐỀ TẬP HUẤN VỀ PHÁP LUẬT XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ THEO DÕI TÌNH HÌNH THI HÀNH PHÁP LUẬT NĂM 2020 (Trang 54 - 55)

III. KỸ NĂNG TỔ CHỨC THI HÀNH QUYẾT ĐỊNH XỬ PHẠT TRONG MỘT SỐ TRƯỜNG HỢP CỤ THỂ

4. Biện pháp tạm giữ và xử lý tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính

chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính

Để thuận tiện cho người có thẩm quyền trong việc áp dụng pháp luật, Luật Xử lý vi phạm hành chính đã tách thành hai điều (Điều 125. Tạm giữ tang vật,

phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính và Điều

126. Xử lý tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ

theo thủ tục hành chính). Đồng thời sắp xếp lại các quy định theo từng nội dung

cho logic và chặt chẽ hơn.

a) Căn cứ để tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính

b) Thẩm quyền tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính

Khoản 3 Điều 125 Luật Xử lý vi phạm hành chính.

Quy định người có thẩm quyền áp dụng hình thức xử phạt tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính quy định tại Chương II Phần thứ hai của Luật Xử lý vi phạm hành chính thì có thẩm quyền tạm giữ tang vật vi phạm hành chính và phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính.

Khoản 5 Điều 125 Luật Xử lý vi phạm hành chính.

- Để tránh việc tạm giữ tang vật, phương tiện tràn lan, thiếu căn cứ hoặc trong trường hợp có thể lựa chọn biện pháp khác tối ưu hơn theo quy định tại Khoản 6 Điều 125 Luật Xử lý vi phạm hành chính.

- Khoản 7 Điều 125 Luật Xử lý vi phạm hành chính quy định việc tạm giữ giấy phép, chứng chỉ hành nghề trong thời gian chờ ra quyết định không làm ảnh

hưởng quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề của cá nhân, tổ chức đó, thời gian bị tạm giữ không bị coi là đang bị tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề.

c) Thời hạn tạm giữ

Thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề là 07 ngày, kể từ ngày tạm giữ; đối với những vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp, cần tiến hành xác minh nhưng tối đa không quá 30 ngày, kể từ ngày tạm giữ tang vật, giấy phép, chứng chỉ hành nghề.

Để tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc cho lĩnh vực giao thông, Khoản 10 Điều 125 Luật Xử lý vi phạm hành chính đã bổ sung nội dung quan trọng đó là: Đối với phương tiện giao thông vi phạm hành chính thuộc trường hợp bị tạm giữ để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, nếu tổ chức, cá nhân vi phạm có địa chỉ rõ ràng, có điều kiện bến bãi, bảo quản phương tiện hoặc khả năng tài chính đặt tiền bảo lãnh thì cơ quan có thẩm quyền có thể giao cho họ giữ, bảo quản phương tiện trong thời gian bảo đảm thi hành quyết định xử phạt.

d) Quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ; Đặt tiền bảo lãnh phương tiện giao bị tạm giữ theo thủ tục hành chính; Xử lý tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ theo thủ tục hành chính.

Theo quy định tại Nghị định số 115/2013/NĐ-CP ngày 03/10/2013 của Chính phủ quy định về quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ; tịch thu theo thủ tục hành chính (được sửa đổi, bổ sung theo Nghị định số 31/2020/NĐ-CP ngày 05/3/2020 của Chính phủ).

Một phần của tài liệu CHUYÊN ĐỀ TẬP HUẤN VỀ PHÁP LUẬT XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ THEO DÕI TÌNH HÌNH THI HÀNH PHÁP LUẬT NĂM 2020 (Trang 54 - 55)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(122 trang)
w