pháp luật và hoàn thiện hệ thống pháp luật.
Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ của các Bộ, ngành và địa phương quy định tại Nghi định số 59/2012/NĐ-CP, có thể thấy những biện pháp xử lý khác là những biện pháp thuộc thẩm quyền của Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp, nhằm bảo đảm thực hiện mục đích của theo dõi tình hình thi hành pháp luật.
“Các biện pháp khác” có thể là tiến hành xử lý trách nhiệm cơ quan, tổ chức, cá nhân có sai phạm hoặc ban hành văn bản đề nghị thực hiện các biện pháp xử lý kết quả theo dõi tình hình thi hành pháp luật; văn bản kiến nghị lên cấp trên của cơ quan nhà nước có trách nhiệm xử lý kiến nghị trong hoạt động kiểm tra về tình hình thi hành pháp luật; văn bản hướng dẫn, đôn đốc thực hiện công tác theo dõi thi hành pháp luật.
CHUYÊN ĐỀ 5
KỸ NĂNG XÂY DỰNG VÀ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH THEO DÕI TÌNH HÌNH THI HÀNH PHÁP LUẬT THEO DÕI TÌNH HÌNH THI HÀNH PHÁP LUẬT
I. LÝ DO PHẢI XÂY DỰNG KẾ HOẠCH THEO DÕI TÌNH HÌNHTHI HÀNH PHÁP LUẬT THI HÀNH PHÁP LUẬT
1. Xét ở góc độ lý thuyết thì xây dựng kế hoạch theo dõi thi hành pháp
các phương tiện, được sử dụng cho một khoảng thời gian xác định trong tương lai, để thực hiện các hoạt động cần thiết nhằm đạt được các mục tiêu đã định trước với việc sử dụng các kinh nghiệm trong quá khứ, dự báo khả năng trong tương lai và công nhận thực tế của hiện tại.
Xây dựng kế hoạch là một quá trình xác định mục tiêu và phương thức thích hợp để đạt mục tiêu đặt ra trong công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
2. Ý nghĩa của công tác xây dựng kế hoạch
a) Giúp xác định mục tiêu cần đạt được của hoạt động và cách thức tổ chức, huy động các nguồn lực và tổ chức thực hiện các công việc để đạt được mục tiêu đề ra.
b) Giúp hướng các nguồn lực và các nỗ lực vào việc hoàn thành mục tiêu, nhiệm vụ; giúp huy động và phối hợp được công sức và thời gian của các bộ phận, đơn vị trong cơ quan, tổ chức góp phần vào thực hiện các mục tiêu;
c) Giúp cơ quan, đơn vị sử dụng hiệu quả các nguồn lực thông qua việc lựa chọn phương án bố trí, sử dụng và phối hợp các nguồn lực một cách hợp lý và hiệu quả, giảm thiểu sự trùng lặp, chồng chéo, lãng phí;
d) Là công cụ hỗ trợ hữu hiệu để kiểm soát, đánh giá tiến độ thực hiện, chất lượng và kết quả thực hiện công việc, giúp đưa ra các quyết định chính xác, kịp thời để tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện các mục tiêu.
đ) Giúp xác định được trách nhiệm của từng cơ quan, tổ chức, cá nhân trong thực thi nhiệm vụ, từ đó giúp đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của từng chủ thể.
3. Cơ sở pháp lý
a) Nghị định số 32/2020/NĐ-CP ngày 05/3/2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 59/2012/NĐ-CP ngày 23/7/2012 của