Các nguyên tắc cơ bản và những sai lầm thường mắc phải trong đàm phán

Một phần của tài liệu Bài giảng giao tiếp và đàm phán trong kinh doanh (Trang 90 - 91)

5.1.2.1. Các nguyên tắc cơ bản cần nằm vững

Đàm phán là một việc tự nguyện, theo nghĩa bất cứ bên nào cũng có thể thoái lui hay từ chối tham dự đàm phán vào bất cứ lúc nào.

Đàm phán chỉ có thể bắt đầu khi ít nhất chỉ có một bên muốn thay đổi thoả thuận hiện tại và tin rằng có thể đạt được một thoả thuận mới thoả mãn cả đôi bên.

Chỉ xảy ra đàm phán khi các bên hiểu rằng, sự việc chỉ được quyết định khi có thoả thuận chung, còn nếu sự việc có thể quyết định đơn phương bởi một bên thì không cần đàm phán.

Thời gian là một trong những yếu tố quyết định trong đàm phán. Thời gian có ảnh hưởng to lớn đến tình hình đàm phán và ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả cuối cùng của đàm phán.

Một cuộc đàm phán được coi là thành công không có nghĩa phải dành thắng lợi bằng mọi giá mà là đạt được điều cả hai bên mong muốn.

Phẩm chất, năng lực, kỹ năng, thái độ và tình cảm của những người ngồi trên bàn đàm phán có ảnh hưởng quyết định đến tiến trình đàm phán.

5.1.2.2. Những sai lầm thường mắc phải trong đàm phán

Ngồi vào bàn đàm phán với những định kiến.

Không xác định được người có quyền quyết định cuối cùng của phía đối tác. Không xác định được chính xác thế mạnh của mình và không thể sử dụng thế mạnh đó một cách có hiệu quả.

Đàm phán chỉ với một phương án duy nhất mà không có phương án thay thế nên thường rơi vào thế bị động.

Không biết cách nâng cao vị thế của mình.

Không kiểm soát được những yếu tố quan trọng như: thời gian, những vấn đề cần giải quyết... mà để đối tác đi theo ý muốn của họ.

Để vuột khỏi tay quyền ra yêu cầu trước.

Không tận dụng được ưu thế về thời gian và địa điểm trong đàm phán. Vội bỏ cuộc khi cuộc đàm phán có chiều hướng bế tắc.

Không chọn được thời điểm hợp lý để kết thúc cuộc đàm phán.

Một phần của tài liệu Bài giảng giao tiếp và đàm phán trong kinh doanh (Trang 90 - 91)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(158 trang)
w