Cơ sởthực tiễn

Một phần của tài liệu HÀ MINH THẢO (Trang 28 - 33)

6. Bốcục của đềtài

1.2. Cơ sởthực tiễn

VHDN khởi nguồn từnước Mỹ, sau đó được Nhật Bản xây dựng và phát triển mạnh mẽ. Mỹ, Nhật là các quốc gia quản lý hiệu quảcác doanh nghiệp của mình vì họ biết xây dựng VHDN hợp lý, kích thích được hứng thú lao động và niềm say mê sáng tạo của công nhân. Điều đó phụthuộc rất lớn vào việc các nhà quản lý doanh nghiệp biết gắn kết VHDN với văn hóa của nơi sởtại. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển, mỗi nước phải biết lựa chọn một hướng đi đúng đắn đểphát triển và quảng bá thương hiệu của doanh nghiệp mình. Điều đó có thểthấy rõ khi chúng ta quan sát mô hình quản lý doanh nghiệp Nhật Bản. Một mặt, người Nhật tiếp thu cách quản lý doanh nghiệp và kỹthuật tiên tiến của Mỹ. Mặt khác, các doanh nghiệp Nhật đã chú trọng thích đáng đến việc xây dựng VHDN, làm cho bản sắc văn hóa dân tộc hòa quyện trong VHDN.

Sau thếchiến thứhai, trong khi tiếp thuởquy mô lớn hệthống lý luận quản lý tiên tiến của Mỹvà châu Âu, Nhật Bản đã biết gạt bỏchủnghĩa cá nhân và chủnghĩa tựdo vốn là cơ sởcủa lý luận quản lý Âu, Mỹ đểgiữlại văn hóa quản lý kiểu gia tộc. Vì sao vậy? Vì chủnghĩa tựdo và chủnghĩa cá nhân xung đột với văn hóa truyền thống của Nhật Bản. Văn hóa Nhật Bản suy cho cùng hòađồng gắn bó mật thiết với tinh thần “trung thành hiếu đễ” của Khổng Tử. Với sựlựa chọn khôn ngoan đó, các

doanh nghiệp Nhật Bản đã làm cho VHDN hòa nhập với bản sắc văn hóa dân tộc, sáng

tạo ra hệthống quản lý độc đáo kiểu Nhật Bản. Cốt lõi của quản lý Nhật Bản là chế độ làm việc suốt đời, trật tựcông lao hằng năm, công đoàn nằm trong nội bộdoanh nghiệp. Đây thực sựlà ba bí quyết lớn của quản lý Nhật Bản. Rõ ràng, một trong những nguyên nhân làm cho các công ty lớn của Nhật phát triển mạnh mẽchính là họ biết gắn công nghệ, kỹthuật, cách thức quản lý doanh nghiệp hiện đại với văn hóa Nhật vốn lấy trung hiếu làm gốc.

So với châu Âu, VHDN nước Mỹcũng có những điểm khác biệt. Mặc dù đa số người Mỹlà người Anh và người châu Âu di cư, nhưng khi sang lục địa mới, họnuôi dưỡng trong mình chí tiến thủmạnh mẽ, tinh thần chú trọng thực tếcộng với tinh thần trách nhiệm nghiêm túc. Tất cảnhững điều đó đã tạo nên một bản sắc văn hóa mới – bản sắc văn hóa Mỹ. Người Mỹcho rằng, ai cũng có quyền lợi hưởng cuộc sống hạnh phúc tựdo bằng sức lao động chính đáng của họ. Bản sắc văn hóa Mỹlàm cho người ta học được chữtín trong khế ước và tất cảmọi người đều bìnhđẳng vềcơ hội phát triển: ai nhanh hơn, thức thời hơn, giỏi cạnh tranh hơn thì người đó giành thắng lợi. Có thểnói, ý thức suy tôn tựdo, chú trọng hiệu quảthực tế, phóng khoáng, khuyến khích phấn đấu cá nhân đã trởthành nhịp điệu chung của văn hóa doanh nghiệp nước Mỹ. Đây là những bài học kinh nghiệm hết sức quý báu cho các nước phát triển trong quá trình tạo dựng văn hóa doanh nghiệp nhằm phát triển đất nước.

Những năm gần đây, nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã bắt đầu quan tâm đến việc xây dựng VHDN, thậm chí có những doanh nghiệp không hề tiếc tiền mời các công ty nước ngoài vào hoạch định VHDN cho công ty mình. Học tập VHDN tiên tiến nước ngoài đã trở thành tư duy mới của các doanh nghiệp Việt Nam.

Việt Nam là quốc gia có hàng nghìn năm văn hiến. Qua các thời kỳ lịch sử khác nhau, dân tộc Việt Nam đã xây dựng nên các quan điểm giá trị, nguyên tắc hành vi và tinh thần cộng đồng mang bản sắc Việt Nam đậm nét. Sức ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa, văn hóaẤn Độ và văn hóa phương Tây đã khiến cho văn hóa Việt Nam đa dạng và nhiều màu sắc. Hơn nữa, 54 dân tộc trên đất nước ta là 54 nền văn hóa khác nhau, góp phần làm phong phú thêm bản sắc văn hóa Việt Nam. Trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước hiện nay, một mặt chúng ta phải tích cực tiếp thu

kinh nghiệm quản lý doanh nghiệp của các nước phát triển. Mặt khác, cần nỗ lực xây dựng VHDN tiên tiến, hài hòa với bản sắc dân tộc, với văn hóa từng vùng miền khác nhau, thúc đẩy sự sáng tạo của tất cả các thành viên trong các doanh nghiệp.

Đặc điểm nổi bật của văn hóa dân tộc là coi trọng tư tưởng nhân bản, chuộng sự hài hoà, tinh thần cầu thực, ý chí phấn đấu tự lực, tự cường… Đây là nhữngưu thế để xây dựng VHDN mang bản sắc Việt Nam trong thời kỳ hiện đại. Tuy nhiên, văn hóa Việt Nam cũng có những điểm hạn chế: người Việt Nam phấn đấu cốt để “vinh thân phì gia”, yêu thích trung dung, yên vui với cảnh nghèo, dễ dàng thoả mãn với những lợi ích trước mắt, ngại cạnh tranh, tư tưởng “trọng nông khinh thương” ăn sâu vào tâm lý người Việt đã cản trở không nhỏ đến việc mở rộng kinh tế thị trường, tập quán sinh hoạt của nền kinh tế tiểu nông không ăn nhập với lối sống hiện đại, thói quen thủ cựu và tôn sùng kinh nghiệm, không dám đổi mới,đột phá gây trở ngại cho sự phát triển của các doanh nghiệp hiện đại.

Tuy nhiên, trong xã hội tri thức ngày nay, những mặt hạn chế dần được khắc phục bởi trìnhđộ giáo dục ngày càng được nâng cao, quan điểm về giá trị cũng có những chuyển biến quan trọng. Cùng với sự thay đổi nhanh chóng của kinh tế thế giới, nhất là khi Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên của WTO, quản lý kinh doanh nghiệp cần phải được tổ chức lại trên mọi phương diện và giải quyết hài hòa các mối quan hệ: quan hệ giữa thiên nhiên với con người, quan hệ giữa con người với con người, giữa cá nhân với cộng đồng, giữa dân tộc và nhân loại.

Ngày nay, doanh nghiệp Việt Nam đang đứng trước những cơ hội mới. Toàn cầu hóa kinh tế đòi hỏi việc xây dựng VHDN phải có những bước tính khôn ngoan, lựa chọn sáng suốt. Các doanh nghiệp không thể để xảy ra tình trạng quốc tế hóa VHDN, mà phải trên cơ sở văn hóa Việt Nam kết hợp với tinh hoa của nhân loại, sáng tạo ra VHDN tiên tiến nhưng phù hợp với tình hình và bản sắc văn hóa Việt Nam. Trong giaiđoạn hội nhập kinh tế thế giới hiện nay, VHDN Việt Nam có 4 đặc điểm nổi bật:

-Thứ nhất, tính tập thể:Quan niệm tiêu chuẩn đạo đức của doanh nghiệp là do toàn thể thành viên trong doanh nghiệp tích luỹ lâu dài, cùng nhau hoàn thành, có tính tập thể.

-Thứ hai, tính quy phạm:VHDN có khả năng điều chỉnh kết hợp: trong trường hợp lợi ích cá nhân và doanh nghiệp xảy ra xung đột thì công nhân viên phải phục tùng các quy phạm, quy định của văn hóa mà doanh nghiệp đãđề ra, đồng thời doanh nghiệp cũng phải biết lắng nghe và cố gắng giải quyết hài hòađể xóa bỏ xung đột.

-Thứ ba, tính độc đáo:Doanh nghiệp ở các quốc gia khác nhau, doanh nghiệp khác nhauở cùng một quốc gia đều cố gắng xây dựng VHDNđộc đáo trên cơ sở văn hóa của vùng đất mà doanh nghiệp đang tồn tại. VHDN phải bảo đảm tính thống nhất trong nội bộ từng doanh nghiệp, nhưng giữa các doanh nghiệp khác nhau cần phải tạo nên tính độc đáo của mình.

-Thứ tư, tính thực tiễn:Chỉ có thông qua thực tiễn, các quy định của VHDN mới được kiểm chứng để hoàn thiện hơn. Chỉ khi nào VHDN phát huy được vai trò của nó trong thực tiễn thì lúcđó mới thực sự có ý nghĩa.

Như vậy, VHDN có vịtrí và vai trò quan trọng trong suốt quá trình phát triển của mỗi doanh nghiệp. Do đó thách thức lớn nhất của mỗi doanh nghiệp phát triển văn hóa như thếnào đểvăn hóa chính là động lực thúc đẩy sựphát triển của doanh nghiệp, kinh tế đất nước.

Một phần của tài liệu HÀ MINH THẢO (Trang 28 - 33)