Cách thức quản lý

Một phần của tài liệu HÀ MINH THẢO (Trang 59 - 62)

6. Bốcục của đềtài

2.2.2. Cách thức quản lý

Cách thức quản lý là yếu tố ảnh hưởng rất nhiều đến văn hóa của doanh nghiệp nói chung và Phú Hòa An nói riêng. Phong cách làm việc hay những giá trịtốt đẹp mà ban lãnhđạo công ty, các cấp quản lý muốn đưa vào doanh nghiệp sẽ ảnh hưởng rất lớn đến phong cách làm việc vàứng xửcủa nhân viên trong công ty.

Nhìn chung các cấp quản lýởPhú Hoà An điều làm tốt công việc của mình và đạt được những kỳvọng của cấp trên cũng nhưngười lao động. Các công việc thường ngày của các quản lý taịCTCP Dệt May Phú Hoà An như sau:

- Các cấp quản lý trước tiên phải nắm được chính xác sốlượng công nhân trong mỗi bộphận. Trong quá trình làm việc, sốlượng công nhân của mỗi bộphận có thểthay đổi do sự điều chuyển công việc hay do người lao động nghỉviệc. Không phải lúc nào sốlượng công nhân cũngổn định vì vậy đểcó thể ấn định được công việc của từng bộphận, từng hạng mục các cấp quản lý của Phú Hoà An phải cập nhật và nắm được chính xác sốlượng công nhân hiện đang có mặt làm việc trong các bộphận của các phân xưởng may, từng tổ đểphân bổkhối lượng công việc phù hợp. Tránh trường hợp phân công khối lượng công việc quá nhiều cho những tổít công nhân, còn những tổnhiều công nhân thì lại ít việc.

- Quản lý của Phú Hoà An luôn đặt ra những nhiệm vụ, chỉtiêu cụthểcho mỗi bộphận, mỗi tổcủa nhà máy sản xuất. Việc đặt ra chỉtiêu khiến cho mỗi công nhân, mỗi chuyền và mỗi tổsẽcó mục tiêu đểphấn đấu, tăng khảnăng trách nhiệm của bản thân người lao động đối với tổmình. Bên cạnh đó những chỉtiêu này cũng chính là thước đo cho chất lượng công việc của mỗi công nhân, mỗi tổ, nhằmđảm bảo việc hoàn thành các đơn hàng, sản phẩm đúng thời gian dự

kiến, gốp phần thúc đẩy công việc của nhà máy được thực hiện một cách nhanh chóng, hiệu quả.

- Các cấp quản lý luôn kiểm soát thời gian làm việc và chất lượng công việc của mỗi công nhân. Việc kiểm soát sốlượng nhân viên là như lúc đầu là chưa đủ, quan trọng hơn các quản lý tại Phú Hoà An phải nắm được chất lượng công việc của mỗi tổcông nhân đểcó thểtránh được sựlãng phí thời gian, lãng phí sức lực, tránh tổn thất hiệu quảcho nhà máy. Luôn kiểm soát được tình trạng làm việc của công nhân bao gồm thời gian và năng suất công việc của họ đểcó thể định hìnhđược chiều hướng công việc của từng bộphận và toàn thểphân xưởng, từ đó có những biện pháp khắc phục kịp thời.

- Có chế độthưởng phạt rõ ràng, hợp lý cho đội ngũ công nhân luôn là điều không thểthiếu trong hoạt động của công ty, xí nghiệp và Phú Hoà An cũng vậy. Các quản lý luôn theo sát các hoạt động làm việc của người lao động, nếu xảy ra vi pham thì cần phải phạt (trừlương, cắt giảm thi đua của tổ,...) và ngược lại nếu họlàm tốt hoặc đưa ra được những ý tưởng hay có thểrút ngắn thời gian, tăng hiệu quảcông việc thì phải thưởng.

- Phân tầng, sắp xếp đội ngũ nhân công hợp lý.Đây là nhiệm vụquan trọng nhất của người quản lý tại Phú Hoà An, quản lý cần linh hoạt điều chuyển, kết hợp giữa những người có ít kinh nghiệm với những người làm việc tốt hơn đểcó thể học hỏi, rèn luyện thêm. Bên cạnh đó, việc sắp xếp những thành viên có những năng lực khác nhau, thếmạnh khác nhau cũng chính là cách đểhọcó thểtrau dồi thêm cho mình nhiều kỹnăng, nhiều kinh nghiệm hơn trong quá trình làm việc.Điều này góp phần giảm tải được công việc và nâng cao trìnhđộtay nghề cho những lao động trẻ.

- Quản lýởPhú Hoà An phải tìm và giải quyết những mâu thuẫn của công nhân trong quá trình làm việc.Đặc thù của ngành dệt may là làm việc theo nhóm, làm việc chung với nhau, sẽkhó tránh khỏi những mâu thuẫn phát sinh. Và trách nhiệm của người quản lý trong những tình huống này là phải xửlý “tận gốc” những vấn đềphát sinh. Đểlàm được điều này, quản lý cần phải nắm rõ

tâm lý của công nhân, đặt tiêu chí công bằng lên trên hết đểhóa giải những mâu

thuẫn, xây dựng mối quan hệtốt đẹp giữa các công nhân. Gốp phần gia tăng hiệu quảcông việc đạt được mục tiêu mà doanh nghiệp đãđềra.

Một phần của tài liệu HÀ MINH THẢO (Trang 59 - 62)