Các nghiên cứu về cơ chế chính sách, thể chế phát triển vùng và liên kết vùng

Một phần của tài liệu Luận án Trần Thanh Tùng (Trang 37 - 39)

những bất cập trong việc áp dụng hệ thống các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương, do vậy, theo tác giả, để quản lý sự phát triển cấp vùng phải cần xác định hệ thống các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội phù hợp. Từ nhận định như vậy, tác giả đề xuất ba nhóm chỉ tiêu nên được áp dụng: Nhóm chỉ tiêu chung (29); Nhóm chỉ tiêu đặc thù vùng (12); Nhóm chỉ tiêu khuyến khích sử dụng (8), với hệ thống chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội vừa nêu trên, việc phát triển và liên kết vùng sẽ theo hướng tổng thể, bền vững hơn. Trần Du Lịch: "Liên kết phát triển vùng duyên hải miền Trung với Tây Nguyên" [44], đã chỉ ra tiềm năng lợi thế của miền Trung và Tây Nguyên trong phát triển du lịch. Từ việc phân tích thực trạng phát triển du lịch và thực trạng gắn kết trong phát triển du lịch của hai vùng nói trên tác giả nêu quan điểm, định hướng liên kết và hợp tác phát triển, từ đó đưa ra 8 giải pháp lớn giúp quá trình liên kết, hợp tác trong phát triển du lịch của duyên hải miền Trung và Tây Nguyên phát triển.

1.2.2.3. Các nghiên cứu về cơ chế chính sách, thể chế phát triển vùngvà liên kết vùng và liên kết vùng

Nguyễn Văn Nam, Ngô Thắng Lợi: "Chính sách phát triển bền vững các vùng kinh tế trọng điểm ở Việt Nam" [46], đây được xem là nghiên cứu đầu tiên đặt vấn đề về chính sách phát triển bền vững vùng ở Việt Nam, trong

tác phẩm này, các tác giả đã đề cập những quan điểm mang tính chiến lược làm cơ sở cho quá trình định hướng và hoạch định chính sách nhằm thay đổi diện mạo, vị thế và tạo dựng những bước đột phá cho phát triển các vùng kinh tế trọng điểm của Việt Nam trong thế kỷ XXI. Nghiên cứu này đã đề cập đến sự liên kết của các vùng kinh tế trọng điểm được xem là nền tảng để phát huy hết tiềm lực nhằm tạo hiệu ứng lan tỏa đến khu vực kinh tế khác. Cơ sở lý thuyết và thông tin trong cuốn sách có giá trị tham khảo trong việc hình thành phương pháp luận tiếp cận đối với nghiên cứu liên kết kinh tế biển với kinh tế vùng.

Nguyễn Bá Phượng: "Phát triển bền vững vùng Trung Bộ: Thực trạng, vấn đề và giải pháp" [58], đưa ra một số khái niệm và cơ sở lý luận về phát triển bền vững vùng lãnh thổ. Thực trạng phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, nguồn lực con người và môi trường theo hướng bền vững vùng Trung Bộ giai đoạn 2001- 2010 và từ đó đưa ra quan điểm, mục tiêu, phương hướng, giải pháp phát triển bền vững vùng giai đoạn 2011 - 2020. Đây là tài liệu nghiên cứu có giá trị tham khảo tốt cho việc phát triển kinh tế - xã hội vùng Trung Bộ, cũng như cung cấp góc nhìn về hướng liên kết kinh tế đối với các lĩnh vực, các ngành nghề và các tỉnh trong nội vùng Trung Bộ để phát huy hết tiềm năng, lợi thế để phát triển kinh tế.

Trần Đình Thiên: "Thể chế điều hành liên kết phát triển vùng độc lập - Yếu tố quyết định sự phát triển cấp vùng" [77], bài viết đã nêu lên đặc điểm, cách thức tổ chức hệ thống kinh tế theo đơn vị "tỉnh" (tức là dựa trên lãnh thổ) và như vậy hoạt động kinh tế của các tỉnh gần như độc lập, không tồn tại mối liên kết ngang mà chỉ tồn tại mối liên kết dọc. Theo tác giả, hệ thống tổ chức kinh tế theo lãnh thổ như vậy ngày càng bộc lộ rõ các nhược điểm nội tại, cố hữu như: gây lãng phí nguồn lực vì phát triển quy mô lớn và dàn trải, hình thành xu hướng cạnh trạnh không lành mạnh giữa các tỉnh, cản trở phát triển các chuỗi sản xuất, các cụm công nghiệp. Từ đó, tác giả cho rằng muốn vượt thoát khỏi giới hạn chật hẹp, kém hiệu quả của "cơ chế tỉnh" không thể dừng

lại ở việc chỉnh sửa, cải tiến hay "cơi nới" hiện tại mà phải thay nó bằng cơ chế khác.

Nguyễn Kế Tuấn: "Tháo gỡ khó khăn cản trở các quan hệ liên kết vùng để phát triển kinh tế có hiệu quả và bền vững" [85]. Tác giả đi sâu phân tích những hạn chế và tồn tại bên trong của các quan hệ liên kết vùng, liên kết giữa các địa phương chỉ mang tính hình thức và chưa phát huy được tác dụng như mong muốn, cụ thể: các địa phương có sự tương đồng về cơ cấu sản phẩm chỉ chú ý đến khai thác riêng lẻ, không chú ý đến khả năng cạnh tranh và nhu cầu, thường dẫn đến gặp khó khăn trong tiêu thụ sản phẩm; xuất hiện tình trạng tranh chấp tài nguyên và đùn đẩy trách nhiệm trong việc xử lý ô nhiễm môi trường giữa các địa phương có ranh giới gần nhau. Tác giả chỉ ra nguyên nhân và đề ra 4 nhóm giải pháp đồng bộ để tăng cường quan hệ liên kết nội vùng và liên kết giữa các vùng đảm bảo phát triển hiệu quả và bền vững. Trong nhóm giải pháp mà bài viết đưa ra, nhóm giải pháp đa dạng hóa các nội dung, hình thức và chủ thể liên kết phát triển kinh tế - xã hội trong mỗi địa phương, mỗi vùng và giữa các vùng gợi mở cho luận án hướng tiếp cận đối với các chủ thể liên kết giữa kinh tế biển với kinh tế vùng.

Một phần của tài liệu Luận án Trần Thanh Tùng (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(174 trang)
w