Phát triển kinh tế biển trong liên kết kinh tế vùng

Một phần của tài liệu Luận án Trần Thanh Tùng (Trang 50)

Trong điều kiện hiện thực, phát triển kinh tế biển độc lập sẽ không tận dụng được hết những tiềm năng, nguồn lực cho sự phát triển, đồng thời không tạo ra sự lan tỏa đến các lĩnh vực khác trong quá trình phát triển kinh tế xã hội. Ngay trong quá trình phát triển của kinh tế biển không thể đưa ra cách thức phát triển độc lập, khu biệt, bởi ngay trong nội hàm phát triển kinh tế biển cho thấy kinh tế biển là hoạt động liên quan đến rất nhiều ngành nghề đan xen với nhau, nhiều mối quan hệ lợi ích chồng chéo nhau. Phát triển kinh tế biển phải là quá trình phát triển tổng hợp, là phương thức có thể thỏa mãn các nhu cầu điều hòa, cân bằng, chia sẻ lợi ích, phát huy được lợi thế của từng lĩnh vực để tạo nên sức mạnh tổng hợp thúc đẩy sự phát triển của kinh tế - xã hội của địa phương. Trên thực tế, các địa phương có tiềm năng về biển lại không có đủ nguồn lực để đầu tư cho toàn bộ các phân ngành kinh tế biển trên địa bàn của mình. Các địa phương có vị trí địa lý gần kề, có điều kiện tự nhiên tương đồng có thể liên kết lại với nhau để tránh sự cạnh tranh không cần thiết, gây lãng phí nguồn lực. Phát triển kinh tế biển trong điều kiện hiện nay cần phải đặt trong mối liên kết kinh tế với các ngành, lĩnh vực khác và không chỉ khu biệt trong một địa phương nhất định mà cần phải mở rộng sự liên kết đến cấp vùng, cao hơn nữa là phải đặt trong mối liên hệ tổng thể của cả nền kinh tế. Từ giác độ tiếp cận lý thuyết liên kết vùng, phát triển kinh tế biển và xuất phát từ điều kiện thực tiễn, tác giả cho rằng: Phát triển kinh tế

Một phần của tài liệu Luận án Trần Thanh Tùng (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(174 trang)
w