Đảm bảo an ninh quốc phòng, môi trường an toàn cho phát triển kinh tế biển

Một phần của tài liệu Luận án Trần Thanh Tùng (Trang 56 - 57)

cấu hạ tầng kinh tế yếu, dẫn đến thiếu sự kết nối thông suốt, đồng bộ sẽ tạo ra những ứ đọng trong luôn chuyển các nguồn lực, khó hấp thụ vốn đầu tư làm ảnh hưởng trực tiếp đến phát triển kinh tế biển nói riêng và sự tăng trưởng kinh tế nói chung.

2.3.5. Góp phần mở rộng hợp tác kinh tế biển toàn vùng và quốc tế

Hội nhập kinh tế quốc tế đã và đang thực sự là một “sân chơi” đem lại nhiều lợi ích cho sự phát triển kinh tế của các thành viên thông qua việc tạo ra nhiều cơ hội giao lưu, học tập, kế thừa và chuyển giao trình độ khoa học công nghệ, trình độ quản lý; tạo ra cơ hội mở rộng, phát triển thị trường sản phẩm đầu vào và đầu ra của các ngành kinh tế. Nằm trong quy luật và điều kiện chung đó, một mặt, liên kết vùng để phát triển kinh tế biển sẽ không chỉ tạo ra tiềm lực vật chất phục vụ cho các quan hệ kinh tế trong vùng, mà còn tạo ra vị thế tự chủ trong xây dựng và phát triển các mối quan hệ hợp tác kinh tế quốc tế; là điều kiện để tiếp nhận các thành tựu khoa học kỹ thuật và tham gia vào thị trường đầu vào và đầu ra của quá trình sản xuất của các ngành kinh tế biển; mặt khác, hiệu quả liên kết vùng, hợp tác quốc tế, sẽ tác động rất tích cực thúc đẩy, tạo điều kiện cho các sản phẩm thuộc lĩnh vực kinh tế biển của địa phương tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu, làm tăng giá trị gia tăng.

2.3.6. Đảm bảo an ninh quốc phòng, môi trường an toàn cho phát triển kinh tế biển triển kinh tế biển

Kinh tế là yếu tố quyết định đến quốc phòng, an ninh. Liên kết vùng tạo ra điều kiện để xây dựng và giải quyết tốt vấn đề quy hoạch vùng ven biển, hải đảo; xây dựng cơ chế chính sách phù hợp và đồng bộ để đẩy mạnh phát triển kinh tế biển đi đôi với tăng cường quốc phòng, an ninh trên biển, đảo.

Có điều kiện để kết hợp chặt chẽ phát triển kinh tế với bảo đảm quốc phòng, an ninh, quản lý, bảo vệ chủ quyền vùng biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc. Đặc biệt, nghiên cứu, vận dụng mô hình khu kinh tế - quốc phòng trên biên giới đất liền để tiến hành xây dựng các khu kinh tế - quốc phòng trên đảo, quần đảo, vừa tham gia phát triển kinh tế - xã hội, tạo điều kiện thuận lợi để thu hút ngày càng nhiều dân cư đến làm ăn, sinh sống, vừa kết hợp củng cố quốc phòng, an ninh, quản lý, bảo vệ chủ quyền vùng biển, đảo của Tổ quốc.

Một phần của tài liệu Luận án Trần Thanh Tùng (Trang 56 - 57)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(174 trang)
w