Điều chỉnh quy hoạch các ngành kinh tế biển đồng bộ với quy hoạch vùng

Một phần của tài liệu Luận án Trần Thanh Tùng (Trang 134 - 136)

quy hoạch vùng

Tầm nhìn dài hạn của Quảng Bình trong công tác quy hoạch phù hợp với sự phát triển chung của khu vực, thế giới và có tính khả thi cao, góp phần thu hút đầu tư trên địa bàn tỉnh. Quảng Bình cần đẩy nhanh tiến độ hoàn thiện quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội tổng thể để đưa vào tổ chức thực hiện

trong thời gian sớm nhất, từ đó làm cơ sở để thiết lập quy hoạch không gian kinh tế cho các ngành kinh tế khác, trong đó có kinh tế biển. Để công tác quy hoạch thực sự là khâu then chốt góp phần định hướng cho kinh tế biển, cần chú trọng đến một số yêu cầu:

Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội tổng thể của địa phương phải phù hợp với quy hoạch của toàn vùng Bắc Trung Bộ. Trong quy hoạch đó cần phải thiết lập quy hoạch không gian cụ thể cho các ngành kinh tế biển không bị chồng chéo và chia cắt, gây ra xung đột về lợi ích giữa các ngành, địa phương. Chú trọng đến vấn đề quy hoạch không gian biển trong quy hoạch tổng thể của tỉnh. Đây có thể nói là mảng quy hoạch quan trọng nhất được coi là giải pháp cho phát triển kinh tế biển của địa phương, đồng thời vẫn bảo vệ được môi trường, an sinh xã hội đảm bảo cho kinh tế biển phát triển bền vững.

Phân định rõ không gian kinh tế của các ngành khai thác, đánh bắt, nuôi trồng thủy sản với du lịch biển, khu kinh tế ven biển. Rà soát lại quy hoạch về không gian kinh tế biển của các địa phương trong tỉnh để loại bỏ sự phát triển tự phát của các vùng nuôi trồng hải sản tự phát, phát triển vùng nguyên liệu tập trung chuyên sản xuất thủy sản theo quy trình công nghiệp, sản xuất lớn, đảm bảo tính hiệu quả và bền vững, tạo điều kiện thúc đẩy phát triển các nhà máy chế biến thủy, hải sản. Quy hoạch lại hệ thống cảng biển nội tỉnh, phân tách rõ những cảng phục vụ công nghiệp, du lịch, hậu cần nghề cá. Hiện nay, ngoài cảng Hòn La phục vụ cho khu kinh tế Hòn La và trở thành cảng trung chuyển lớn của khu vực địa phương, các cảng nội địa còn lại của Quảng Bình như Nhật Lệ, cảng Gianh đều là cảng đa dụng, vừa phục vụ vận tải, du lịch vừa làm dịch vụ cảng cá, điều này vừa gây chồng chéo về mất mỹ quan đối với hoạt động du lịch biển. Do đó, phải có thêm cảng chuyên dụng phục vụ riêng cho du lịch biển, đủ sức đón tàu du lịch trọng tải lớn cập cảng. Bởi trong tương lai gần, du khách quốc tế đến Quảng Bình bằng những du thuyền lớn để nghỉ dưỡng, tham quan, khám phá hang động phải được tính đến, hơn nữa khi các khu nghỉ dưỡng, khám phá biển được hoàn thiện, số lượng du thuyền tư nhân đi du lịch cập bến là điều không thể tránh khỏi, cần phải xây dựng cảng chuyên dụng phục vụ du lịch để đón đầu xu hướng đó.

Xây dựng khu kinh tế ven biển và khu kinh tế tổng hợp ven biển của Quảng Bình phải đặt trong quy hoạch tổng thể của vùng. Hiện nay, khu kinh tế ven biển Hòn La đã đi vào giai đoạn 2 của quá trình xây dựng và đã từng bước kết nối với khu kinh tế Vũng Áng của Hà Tĩnh và dần thực hiện theo quy hoạch của khu vực nam Hà Tĩnh - bắc Quảng Bình đã được Chính phủ phê duyệt; khu kinh tế tổng hợp Quảng Ninh, Lệ Thủy phía nam đang bước vào quá trình xây dựng quy hoạch. Để phát huy được hết lợi thế của khu kinh tế tổng hợp này, Quảng Bình cần xem xét, rà soát để quy hoạch của khu vực này phù hợp với quy hoạch tổng thể của tỉnh, đồng thời phải xem xét tích hợp với quy hoạch của hai tỉnh Quảng Trị và Thừa Thiên Huế về phát triển khu vực ven biển của các địa

Một phần của tài liệu Luận án Trần Thanh Tùng (Trang 134 - 136)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(174 trang)
w