Khái niệm về ngành thủy sản

Một phần của tài liệu Xuất khẩu mặt hàng thủy sản vào thị trường EU giai đoạn 2010 – 2020 (Trang 25 - 26)

Ngành thủy sản là một phân ngành của nông nghiệp. Tư liệu sản xuất của ngành thủy sản là mặt nước, các sinh vật thủy sinh, từ đó tạo ra các sản phẩm chế biến phục vụ nhu cầu tiêu dùng và xuất khẩu.

Theo FAO, việc nuôi trồng thủy sản là nuôi các loài thủy sinh vật trong môi trường nước ngọt, lợ hoặc mặn. Khai thác thủy sản là việc khai thác nguồn lợi thủy sản trên biển, sông, hồ, đầm, phá và các vùng nước tự nhiên khác. Nguồn lợi thủy sản là tài nguyên sinh vật trong vùng nước tự nhiên, có giá trị kinh tế, khoa học để phát triển nghề khai thác thủy sản, bảo tồn và phát triển nguồn lợi thủy sản. Khoảng 90% của ngành thủy sản của thế giới được khai thác từ biển và đại dương, so với sản lượng thu được từ các vùng nước nội địa.

16

Thủy sản là các sản vật cung cấp cho con người từ môi trường nước và được con người khai thác, nuôi trồng, sử dụng làm nguyên liệu, chế biến thực phẩm. Các hoạt động thủy sản bao gồm đánh bắt, nuôi trồng và khai thác, bảo quản, chế biến, mua bán, xuất khẩu, nhập khẩu thủy sản. Một số loài như cá trích, cá tuyết, cá cơm, cá ngừ, cá bơn, cá đối, tôm, cá hồi, hàu và sò điệp.

Ngành thủy sản có tính liên ngành cao. Khi trình độ phát triển và nhu cầu của xã hội còn thấp, sản xuất thủy sản có quy mô nhỏ, đáp ứng nhu cầu trực tiếp dưới dạng sản phẩm tươi, có trong tự nhiên. Khi quy mô sản xuất tăng lên, nhu cầu tiêu dùng trở nên đa dạng, phong phú thì việc chế biến các sản phẩm đòi hỏi phải phát triển mạnh các ngành như đánh bắt trên biển, chế biến thủy sản, nuôi trồng...

Một phần của tài liệu Xuất khẩu mặt hàng thủy sản vào thị trường EU giai đoạn 2010 – 2020 (Trang 25 - 26)