Quan hệ kinh tế thương mại giữa Việt Nam và EU

Một phần của tài liệu Xuất khẩu mặt hàng thủy sản vào thị trường EU giai đoạn 2010 – 2020 (Trang 49 - 51)

Việt Nam và Liên minh Châu Âu (EU) chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao, hợp tác từ tháng 10/1990. Trong hơn 30 năm qua, Việt Nam luôn giữ vị trí là một trong những đối tác chính của EU trong khu vực Đông Nam Á và đổi lại, EU là khu vực chiếm tỷ trọng lớn trong quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Châu Âu,

40

là đối tác thương mại lớn hàng đầu và là thị trường xuất khẩu lớn thứ 2 của Việt Nam (sau Hoa Kỳ). Quan hệ giữa hai bên trải dài trên tất cả các lĩnh vực đầu tư, kinh tế và thương mại. Hai bên đã tham gia và ký kết các Hiệp định hợp tác như: Hiệp định khung về hợp tác (FCA) ký vào ngày 17/7/1995 tạo dấu mốc quan trọng thiết lập cơ sở pháp lý cho việc xây dựng quan hệ giữa hai bên từ đó mở rộng quan hệ phạm vi hợp tác. Hiệp định Đối tác và Hợp tác toàn diện Việt Nam – EU (PCA) được chính thức ký vào ngày 27/6/2012 thay thế cho FCA tạo nên một bước đột phá mới trong quan hệ hai nước Việt Nam từ vị thế cần được EU hỗ trợ phát triển, giảm nghèo đã chuyển đổi sang mối quan hệ hợp tác bình đẳng và toàn diện thông qua lĩnh vực thương mại và hợp tác kinh tế và những lĩnh vực khác như môi trường, năng lượng, công nghệ, quản trị công hiệu quả, du lịch, văn hóa, di cư, an ninh, chống tham nhũng và tội phạm có tổ chức. Ngày 30-6-2018, EU và Việt Nam đã chính thức ký kết EVFTA và IPA. EVFTA được Hội đồng châu Âu thông qua vào ngày 30-3-2020 và Việt Nam phê chuẩn vào ngày 8-6-2020. Ngày 1-8-2020, EVFTA chính thức có hiệu lực sau 9 năm đàm phán. EVFTA là cú hích hớn cho xuất khẩu của Việt Nam, giúp tiếp cận sâu thị trường, đa dạng mặt hàng xuất khẩu đặc biệt các mặt hàng mà Việt Nam đã và đang xuất khẩu trước đó như dệt may, thủy sản, nông sản khi có lợi thế được giảm thuế, và giúp doanh nghiệp Việt Nam cạnh tranh về giá với các đối thủ khác. Bên cạnh đó, EVIPA sẽ mở ra cơ hội đầu tư lớn cho doanh nghiệp (DN) Việt Nam thâm nhập thị trường EU đầy tiềm năng hiện là thị trường xuất khẩu và xuất siêu lớn thứ hai của Việt Nam, giúp các DN Việt Nam tạo dựng những khuôn khổ ổn định, lâu dài đưa quan hệ kinh tế - thương mại - đầu tư tương xứng tầm vóc của quan hệ đối tác hợp tác toàn diện.

Hiện nay, quan hệ thương mại Việt Nam - EU đã phát triển rất nhanh chóng và hiệu quả, kim ngạch hai chiều tăng hơn 12 lần từ mức 4,1 tỷ USD năm 2000 lên gần 50 tỷ USD năm 2020, trong đó xuất khẩu của Việt Nam vào EU tăng gần 13 lần từ 2,8 tỷ USD lên 35,1 tỷ USD năm 2020. Năm 2020, Việt Nam tiếp tục là nước xuất siêu sang thị trường EU với thặng dư thương mại 29.307,1 triệu USD. Các đối tác xuất khẩu chính của Việt Nam tại thị trường EU trong thời gian qua tập trung vào các thị trường truyền thống như Hà Lan, Đức, Pháp, Italia, Áo, Bỉ, Tây Ban Nha, Ba Lan và Thụy Điển.

EU luôn là một trong những đối tác thương mại hàng đầu và là một trong hai thị trường xuất khẩu quan trọng nhất của Việt Nam. Từ năm 2000 - 2020, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa giữa Việt Nam và EU đã tăng 13,5 lần từ 4,1 tỷ USD (năm 2000) lên 55,39 tỷ USD (năm 2020). Trong đó, xuất khẩu của Việt Nam vào EU tăng 14,3 lần từ 2,8 tỷ USD (năm 2000) lên 40,05 tỷ USD (năm 2020), chủ yếu sang các thị trường truyền thống như Hà Lan, Đức, Pháp, Ý, Áo, Bỉ, Tây Ban

41

Nha, Ba Lan, Thuỵ Điển và Slovakia. Xuất khẩu của Việt Nam sang EU tập trung vào các sản phẩm sử dụng nhiều lao động, bao gồm lắp ráp các mặt hàng điện tử, điện thoại, giày dép, hàng dệt may, thủy sản, cà phê, hải sản và đồ nội thất,..Bên cạnh đó, Việt Nam nhập khẩu từ EU cũng tăng 11,8 lần, từ 1,3 tỷ USD (năm 2000) lên 15,34 tỷ USD (năm 2020) chủ yếu là các sản phẩm công nghệ cao, như máy móc, sản phẩm cơ khí, thiết bị điện, dược phẩm.

Việt Nam là điểm đến đầu tư rất lớn của các đối tác EU. Năm 2019, EU có 2.375 dự án từ 27/28 quốc gia thuộc Liên minh Châu Âu (EU) còn hiệu lực tại Việt Nam với tổng vốn đầu tư đăng ký 25,49 tỷ USD chiếm 7,70% số dự án của cả nước và chiếm 7,03% tổng vốn đầu tư đăng ký của các nước. Trong đó Hà Lan đứng đầu với 344 dự án và 10,05 tỷ USD, chiếm 39,43% tổng vốn đầu tư của EU tại Việt Nam. Vương quốc Anh đứng thứ hai với 380 dự án và 3,72 tỷ USD tổng vốn đầu tư, chiếm 14,58% tổng vốn đầu tư. Pháp đứng thứ ba với 563 dự án và 3,60 tỷ USD tổng vốn đầu tư, chiếm 14,13% tổng vốn đầu tư. Nhìn chung, các nhà đầu tư châu Âu có ưu thế về công nghệ, vì vậy đã góp phần tích cực trong việc tạo ra một số ngành nghề mới và sản phẩm mới có hàm lượng công nghệ cao. Một số tập đoàn lớn của EU đang hoạt động có hiệu quả tại Việt Nam như BP (Anh), Shell Group (Hà Lan), Total Elf Fina (Pháp Bỉ), Daimler Chrysler (Đức), Siemen, Alcatel Comvik (Thuỵ Điển)…. Xu thế đầu tư của EU chủ yếu vẫn tập trung vào các ngành công nghiệp công nghệ cao, tuy nhiên, gần đây có xu hướng phát triển tập trung hơn vào các ngành dịch vụ (bưu chính viễn thông, tài chính, văn phòng cho thuê, bán lẻ). Về phía các doanh nghiệp Việt Nam sang EU, nhìn chung là không nhiều, chủ yếu tập trung vào một số nước như Hà Lan, Séc, Đức. Tính đến đầu năm 2019, Việt Nam có 78 dự án đầu tư sang 10 nước EU (Anh, Ba Lan, Bỉ, Bồ Đào Nha, Đức, Hà Lan, Pháp, CH Séc, Tây Ban Nha và Xlô-va-ki-a) với tổng vốn đăng ký đạt khoảng 320,20 triệu USD. Trong đó chủ yếu sang Đức với 29 dự án với tổng vốn đăng ký trị giá 120,3 triệu USD, sang Anh và Quần đảo Virgin thuốc Anh (20 dự án trị giá 144,5 triệu USD), sang Pháp (10 dự án trị giá 5,4 triệu USD), sang Xlo-va-kia (2 dự án trị giá 36,4 triệu USD).

Một phần của tài liệu Xuất khẩu mặt hàng thủy sản vào thị trường EU giai đoạn 2010 – 2020 (Trang 49 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)