Tình hình xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường EU gia

Một phần của tài liệu Xuất khẩu mặt hàng thủy sản vào thị trường EU giai đoạn 2010 – 2020 (Trang 51 - 57)

2010-2020

2.3.1. Kim ngạch và sản lượng xuất khẩu

EU là thị trường rộng lớn và tiềm năng trong trao đổi thương mại với nước ta. EU hiện đang là một trong những đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam. Trong giai đoạn 2010 - 2020, hoạt động xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường EU đạt được nhiều thành tựu đáng kể nhưng không đồng đều qua từng năm.

42

Kim ngạch xuất khẩu thủy sản sang thị trường EU có xu hướng giảm dần do ảnh hưởng của Brexit Anh rời khỏi Liên minh Châu Âu, và dịch COVID-19 bùng phát.

Nguồn: Xử lý số liệu từ Tổng cục hải quan

Xét về mặt giá trị, kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường EU giai đoạn này có xu hướng tăng giảm không đồng đều từ 1,15 tỷ USD năm 2010 tăng lên 1,4 tỷ USD năm 2018 và có sự sụt nhẹ 2019 xuống còn 1,2 tỷ USD. Nhưng xét về tốc độ tăng trưởng có giai đoạn lại không ổn định, từ giai đoạn 2011-2017, tốc độ tăng mạnh nhất vào những năm 2011, 2014 và 2017 và thấp nhất vào các năm 2012-2013; 2015-2016. Tuy nhiên, sang giai đoạn 2018-2020, tốc độ tăng có xu hướng giảm dần và do tác động của Brexit với kết quả cuộc trưng cầu dân ý tại Anh vào tháng 6/2016 đã ảnh hưởng lớn tới hoạt động tài chính, đầu tư, thương mại giữa các bên do các mặt hàng thủy sản xuất khẩu sang EU nói chung và Anh nói riêng đều bị tác động về mặt giá cả do đồng bảng Anh và đồng EU bị mất giá trong khi chỉ số đồng USD lại tăng. Điều này khiến cho mặt hàng thủy sản đến tay người tiêu dùng Anh sẽ bị đắt đỏ từ đó làm giảm lượng nhập khẩu thủy sản của các nước khác và Việt Nam cũng bị ảnh hưởng theo. Bên cạnh đó, năm 2020, khi Anh chính thức rời khỏi EU, giá trị thủy sản của Việt Nam xuất sang EU bị giảm mạnh do Anh là một trong những quốc gia hàng đầu trong EU nhập khẩu nhiều thủy sản của Việt Nam. Sự bùng phát của đại dịch Covid19 đã khiến cho các quốc gia đóng cửa một phần, hạn chế dòng chảy thương mại, người dân hạn chế đi lại, thậm chí là mất việc khiến cho việc chi tiêu bị thắt chặt ảnh hưởng không nhỏ đến sản lượng thủy sản Việt Nam xuất vào các quốc gia EU. Từ đó kéo theo kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang EU giảm mạnh xuống mức âm.

43

Nguồn: Tổng cục hải quan

2.3.2. Cơ cấu thị trường xuất khẩu

Thị trường xuất khẩu ngày càng được mở rộng và có chỗ đứng quan trọng tại những thị trường lớn. Trong top 6 thị trường lớn như: Mỹ, EU, Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc và ASEAN.

Biểu đồ 2.6: Tỷ trọng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam vào các quốc gia EU năm 2010 và năm 2020

Nguồn: Xử lý số liệu từ Tổng cục hải quan

Theo hình trên ta thấy tỷ trọng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang EU năm 2010 và năm 2020 là đều là các thị trường lớn như Hà Lan, Đức, Tây Ban Nha, Bỉ chiếm vị trí rất quan trọng của 3 thị trường này của khối EU trong vấn đề đầu ra của

Đức Hà Lan Tây Ban Nha Bỉ I-ta-li-a Anh Các nước khác

44

thủy sản Việt Nam trên thị trường EU. Việt Nam cần có nhiều giải pháp hơn nữa nhằm thúc đẩy XK thủy sản sang 3 thị trường này.

Nhìn biểu đồ ta thấy năm 2010 và 2020, thị phần thủy sản Việt Nam xuất khẩu vào các nước EU có chút tăng giảm nhỏ giữa các quốc gia với nhau. Năm 2010 khi Anh vẫn là thành viên của EU, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam vào thị trường Anh chiếm 8,9%, năm 2020, khi Anh rời khỏi EU, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ mất ưu đãi khi xuất khẩu vào nước Anh_một thị trường rất tiềm năng trong khối EU khi hiệp định EVFTA đã đi vào thực thi. Các quốc gia còn lại của EU có kim ngạch xuất khẩu hàng thủy sản còn ở mức khiêm tốn, các quốc gia có trình độ phát triển cao như Phần Lan, Áo, Thụy Điển hầu hết ở mức trên dưới 1%. Điều này cho thấy, thị trường các quốc gia thành viên EU còn rất nhiều tiềm năng để mặt hàng thủy sản Việt Nam có cơ hội xâm nhập và khai thác.

Bảng 2.3: Kim ngạch và tốc độ xuất khẩu thủy sản của Việt Nam vào từng thị trường của EU giai đoạn 2010 và 2020

Năm 2010 Năm 2020 Trị giá (USD) Tốc độ tăng trưởng (%) Trị giá (USD) Tốc độ tăng trưởng (%) Đức 209076629 -0,9 180858824 -3,7 Hà Lan 131339366 11 218678250 1,6 Anh 102581845 15 0 0 I-ta-li-a 134880112 17,1 90917228 -13,6 Pháp 121663288 46 80400739 -19,2

Tây Ban Nha 167756691 9,2 63752771 -19,2

Bỉ 111812624 3,6 133934443 4,5 Thụy Điển 15753785 -5,3 14241318 -1,9 Ba Lan 51779784 -2,3 30977149 22,3 Bồ Đào Nha 39450857 -18,1 39947263 -19,4 Đan Mạch 27271529 10,9 44740617 1,2 Hy Lạp 13646867 -14,9 5077110 -39,6

45

Séc 10047675 -24,9 2025752 -45,6

Rumani 21657055 -71,7 8964636 34,6

Nguồn: Xử lý số liệu từ Tổng cục hải quan

Qua bảng ta thấy, năm 2010, Pháp, Hà Lan, Italia, Anh, Tây Ban Nha là những nước đứng đầu về nhập khẩu thủy sản của Việt Nam, với tốc độ tăng trưởng dương và 2 con số, điển hình là nước Pháp với tốc độ tăng 46%, Italia 17,1%, Anh 15% những con số rất khả quan và đầy triển vọng cho các doanh nghiệp Việt đẩy mạnh xuất khẩu sang EU. Tuy nhiên, giai đoạn 2020, do chịu nhiều ảnh hưởng của đại dịch Covid19, sự kiện Anh rời EU, vì vậy bức tranh tốc độ tăng trưởng thủy sản của Việt Nam xuất khẩu sang EU không được cao, với các tốc độ tăng trưởng âm ở hầu hết các quốc gia, chỉ có một số quốc gia như Ba Lan, Hà Lan, Bỉ vẫn giữ tốc độ tăng trưởng dương. Hiện nay, khi EVFTA đã đi vào thực thi cùng với việc Vắc-xin COVID 19 đang được đẩy mạnh tiêm chủng tại nhiều quốc gia trên thế giới, thủy sản của Việt Nam sẽ nhanh chóng tiếp cận thị trường EU và ngày càng xuất khẩu nhiều hơn vào các thị trường hiện tại và các tiềm năng của EU.

2.3.3. Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu

EU là một trong những thị trường nhập khẩu thủy sản lớn nhất thế giới. Thị trường này nhập khẩu đủ các loại sản phẩm. Trong số các mặt hàng EU nhập khẩu, mặt hàng thủy sản của Việt Nam đóng góp một số mặt hàng với giá trị thể hiện qua biểu đồ sau.

Nguồn: Xử lý số liệu từ Trademap.org

Từ bảng trên, ta thấy giá trị các sản phẩm có tăng giảm không đều qua các năm. Giai đoạn từ 2017- 2019 có sự tăng đồng đều giữa các mặt hàng, tuy nhiên

46

năm 2020 có sự sụt giảm thấy rõ rệt lý do bởi vì các nước trên thế giới bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 khiến cho hàng hóa giao thương diễn ra khó khăn dẫn tới sản lượng sụt giảm so với các năm trước đó.

Đối với mặt hàng là các động vật giáp xác (tôm, cua) là mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu có xu hướng tăng đều qua các năm của Việt Nam vào thị trường EU. Tôm của Việt Nam xuất khẩu sang thị trường EU là mặt hàng có tốc độ tăng trưởng cao và được nhiều người tiêu dùng EU ưa chuộng với tỷ lệ giá trị năm 2020 chiếm 50,6% tổng giá trị thủy sản EU nhập khẩu từ Việt Nam. Nhu cầu nhập khẩu tôm của thị trường EU rất lớn, đỉnh điểm là năm 2018 khoảng 3,6 tỷ USD/năm. Trong đó mặt hàng tôm của Việt Nam được ưa chuộng ở hầu hết các quốc gia EU như Đức nhập khẩu khoảng 724,6 triệu USD, Pháp 360,3 triệu USD, Hà Lan 634,96 triệu USD,

Đối với mặt hàng nhóm cá phi lê, mực là các sản phẩm có giá trị cao thứ 2 và 3 trong chuỗi sản phẩm thủy sản EU nhập khẩu từ Việt Nam. Tuy nhiên, cá phi lê của Việt Nam xuất sang thị trường EU có xu hướng giảm rõ rệt từ giai đoạn 2010- 2020 (từ mức 6,8 tỷ USD năm 2010 giảm xuống 2,01 tỷ năm 2020). Mặt hàng các động vật thân mềm (mực, ốc) nhìn chung có xu hướng giảm qua các năm). Nếu tính gộp cả 2 nhóm cá phi lê và mực, kim ngạch nhập khẩu mặt hàng này của EU đạt khoảng 1,04 tỷ USD/năm 2020 với tỷ lệ chiếm 42,7% tổng giá trị các mặt hàng thủy sản Việt Nam xuất sang EU. Mặt hàng cá phi lê, cá basa, cá ngừ được tiêu thụ mạnh ở các quốc gia như Tây Ban Nha, Đức, Bỉ, Pháp,…Riêng năm 2020, thị trường Đức nhập 310 triệu USD, Tây Ban Nha nhập 207,29 triệu USD, Bỉ nhập 226 triệu USD, và các thị trường khác nhập rất nhiều mặt hàng này của Việt Nam. Tuy nhiên, Mặt hàng mực lại cho thấy giảm dần từ giai đoạn 2010 đến 2020 (từ mức 1,2 tỷ USD giảm xuống còn 0,49 tỷ USD). Mặt hàng mực ở Pháp nhập khẩu của thế giới khoảng 1,19 tỷ USD gấp 54 lần giá trị nhập khẩu từ Việt Nam (21,95 triệu USD).

Mặt hàng khác như mực, cá đông lạnh,.. cũng được ưa chuộng ở thị trường EU. Tuy nhiên các doanh nghiệp thủy sản Việt Nam chưa xuất khẩu nhiều các mặt hàng này vào EU, tỷ trọng nhập khẩu các mặt hàng từ Việt Nam của các quốc gia EU này rất thấp, không đáng kể so với thế giới. Mặt hàng cá đông lạnh, DN Việt Nam xuất sang Hy Lạp trị giá 1,47 triệu USD và Hy Lạp nhập từ các nước trên thế giới trị giá 2,51 tỷ USD. Qua đó, thấy được Việt Nam cần đẩy mạnh hơn nữa các mặt hàng thủy sản sang các quốc gia EU, đẩy mạnh xuất khẩu tất cả các mặt hàng tôm, các ngừ, mực,…để sản phẩm của Việt Nam được nhiều quốc gia EU biết đến, tiêu dùng nhiều hơn.

47

Một phần của tài liệu Xuất khẩu mặt hàng thủy sản vào thị trường EU giai đoạn 2010 – 2020 (Trang 51 - 57)