Vai trò của xuất khẩu thủy sản đối với nền kinh tế

Một phần của tài liệu Xuất khẩu mặt hàng thủy sản vào thị trường EU giai đoạn 2010 – 2020 (Trang 27 - 28)

Xuất khẩu thủy sản chiếm một tỷ trọng không nhỏ trong xuất khẩu hàng hóa nói chung của nhiều quốc gia trên thế giới. Nhìn chung, xuất khẩu thủy sản sẽ đóng góp một phần quan trọng trong GDP của mỗi nước và có vai trò hết sức quan trọng trong sự phát triển của mỗi quốc gia và doanh nghiệp, cụ thể:

* Đối với quốc gia

Xuất khẩu thủy sản là cơ sở mở rộng thị trường và thúc đẩy quan hệ đối ngoại với các quốc gia trên thế giới

Đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu sẽ tạo mối quan hệ ràng buộc lẫn nhau về kinh tế, tạo cơ hội cho các quốc gia gần nhau hơn, nâng cao địa vị của nước ta trên trường thế giới. Thúc đẩy hoạt động tín dụng, vận tải trong nước được phát triển và tăng cường liên kết với các quốc gia trên thế giới. Một số các quốc gia thì có lợi thế về sản xuất, xuất khẩu nông, lâm thủy sản trong khi đó, các quốc gia khác trên thế giới có thế mạnh về khoa học và công nghệ như vậy sẽ giúp cho các quốc gia tăng cường trao đổi, hợp tác cùng nhau phát triển tốt hơn. Khi xuất khẩu mặt hàng thủy sản, các quốc gia có doanh nghiệp xuất khẩu sẽ tìm kiếm nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng tại các quốc gia khác, từ đó, hiểu thêm về văn hóa, nhu cầu tiêu dùng, nét đặc trưng riêng của từng thị trường sẽ là cơ sở tiền đề để các quốc gia mở rộng thị trường với nhau, giao lưu và đẩy mạnh quan hệ ngoại thương với nhau.

Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sản xuất phát triển

Xuất khẩu thủy sản tạo tiền đề cho các ngành có cùng cơ hội phát triển, đặc biệt là ngành nông lâm ngư nghiệp. Khi xuất khẩu thủy sản ngày càng được phát triển thì ngành ngư nghiệp cũng đang trên đà phát triển, tạo tiền đề cho các ngành nông lâm ngư nghiệp ngày càng hiện đại hóa, tăng năng suất làm việc của ngành, nâng cao giá trị ngành thủy sản tạo dựng thương hiệu riêng biệt cho hàng hóa thủy sản, tạo hiệu quả kinh tế từ các sản phẩm thủy sản và phát triển ngành ngày càng tốt hơn, góp phần làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, tạo việc làm, tăng thu nhập, cải thiện mức sống cho nhân dân.

Tạo nguồn thu ngoại tệ

Xuất khẩu là một trong những kênh chính tạo nguồn thu ngoại tệ cho quốc gia, khi ngành thủy sản trong nước phát triển, tạo ra nguồn thủy sản dồi dào, các doanh nghiệp sẽ đẩy mạnh xuất khẩu và thu về ngoại tệ lớn cho doanh nghiệp và quốc gia. Ngành thủy sản càng được đầu tư, phát triển sẽ tạo cơ hội xuất khẩu càng nhiều mặt

18

hàng thủy sản sang nhiều thị trường khác nhau trên thế giới và mang lại nguồn doanh thu ngoại tệ lớn cho quốc gia xuất khẩu.

Tạo ra nhiều việc làm

Khi hoạt động xuất khẩu thủy sản phát triển thì đòi hỏi mở rộng sản xuất và nâng cao tay nghề người lao động sẽ tạo ra nhiều công ăn việc làm cho hàng triệu lao động trong nước, nâng cao thu nhập và đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện.

* Đối với các doanh nghiệp

Thúc đẩy đổi mới trang thiết bị và công nghệ sản xuất

Một số quốc gia trên thế giới, thị trường khó tính yêu cầu rất cao về chất lượng thủy sản, bao bì, mẫu mã sản phẩm. Khi mặt hàng thủy sản xuất khẩu chứa nhiều chất xám, yếu tố công nghệ thì mặt hàng xuất khẩu sẽ được tin dùng tại nhiều nước. Với điều kiện công nghệ kém ở một số quốc gia thì cần phải nhập khẩu từ bên ngoài vào để tăng phần chất xám trong hàng hóa xuất khẩu, doanh nghiệp luôn đổi mới cải tiến máy móc, sáng tạo sản phẩm mới để giúp mặt hàng thủy sản của doanh nghiệp thâm nhập sâu vào thị trường các quốc gia có yêu cầu cao về kỹ thuật cũng như chất lượng thủy sản.

Nâng cao năng lực cạnh tranh

Các doanh nghiệp khi muốn sản phẩm thủy sản của mình thâm nhập vào các thị trường khó tính, yêu cầu cao về chất lượng cũng như mẫu mã của sản phẩm sẽ là động lực giúp cho các doanh nghiệp năng động, sáng tạo, tích cực tìm tòi, đổi mới và hoàn thiện sản phẩm của mình. Từ đó, sản phẩm của doanh nghiệp sẽ dễ dàng thâm nhập và cạnh tranh với các sản phẩm khác trên một số thị trường nhập khẩu thủy sản khó tính.

Đẩy mạnh liên kết hợp tác với các doanh nghiệp trong và ngoài nước

Các doanh nghiệp thủy sản luôn tìm kiếm các thị trường mới, tìm hiểu, quan sát các đặc trưng văn hóa của từng quốc gia. Đưa ra các chính sách riêng biệt để tiếp cận vào từng thị trường cụ thể sao cho phù hợp. Tùy vào từng thị trường mà doanh nghiệp có cách hợp tác khác nhau, có thể liên doanh với doanh nghiệp trong nước để cùng nhau tìm kiếm giải pháp xâm nhập thị trường, cũng có thể liên doanh với chính các doanh nghiệp của thị trường mình muốn xâm nhập để dễ dàng trong việc tiếp cận nguồn khách hàng tiêu dùng.

Một phần của tài liệu Xuất khẩu mặt hàng thủy sản vào thị trường EU giai đoạn 2010 – 2020 (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)