• Hoàn thiện chính sách về thủy sản
Chính phủ cần hoàn thiện các chính sách đang có hiệu lực, ưu tiên hỗ trợ phát triển các chuỗi giá trị hàng thủy sản xuất khẩu, các chính sách khuyến khích đầu tư vào chế biến, bảo quản thủy sản gắn với thị trường tiêu thụ. Liên tục rà soát, sửa đổi, bổ sung các chính sách ưu đãi, thúc đẩy xuất khẩu thủy sản để nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm, đảm bảo an toàn thực phẩm và phát triển công nghiệp phụ trợ, chế biến thủy sản đảm bảo phù hợp với nhu cầu thị trường. Hoàn thiện chính sách hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản trong việc xác lập, bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ của doanh nghiệp tại các thị trường xuất khẩu, chính sách hỗ trợ doanh
68
nghiệp trong việc xác lập, bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ của doanh nghiệp tại các thị trường xuất khẩu. Hỗ trợ các doanh nghiệp xây dựng, triển khai các hoạt động nhằm phát triển thương hiệu sản phẩm, quảng bá hình ảnh, thương hiệu sản phẩm trên các phương tiện thông tin đại chúng trong nước và quốc tế...
Xây dựng các tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm xuất khẩu phù hợp với các tiêu chuẩn của WTO để các doanh nghiệp không bị lúng túng và bị động trong khâu xuất khẩu. Hỗ trợ pháp lý trong sản xuất, mua bán và xuất khẩu cho tất cả người sản xuất và các doanh nghiệp. Tổ chức tốt, hỗ trợ chặt chẽ thông tin giúp ngành thủy sản của Việt Nam ngày càng phát triển.
• Hỗ trợ các doanh nghiệp nhận biết các yêu cầu, quy định của thị trường EU
Nhà nước cần nâng cao nhận thức cho các doanh nghiệp triển khai đồng thời hỗ trợ tư vấn pháp luật, phổ biến các quy định, ưu đãi trong hiệp định EVFTA và tạo điều kiện vật chất để các doanh nghiệp có thể vượt qua các rào cản và quy định của quốc gia nhập khẩu một cách tốt nhất.
Tăng cường phối hợp hiệu quả giữa các bộ, ngành hữu quan, doanh nghiệp và nông dân nhằm tạo hành lang pháp lý cho doanh nghiệp vượt qua rào cản kỹ thuật, đẩy mạnh XK sang thị trường thủy sản EU. Nâng cao, cải thiện năng lực phân tích chính sách, nghiên cứu xây dựng các quy chế ứng phó rào cản của EU như: các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật cho phép, các tiêu chuẩn chất lượng, dán nhãn thủy sản… theo các quy định SPS và TBT của EU. Hướng dẫn, hỗ trợ doanh nghiệp áp dụng quy trình thực hành sản xuất tốt, các sản phẩm đạt tiêu chuẩn HACCP và VietGAP/Global GAP, truy xuất nguồn gốc trong nuôi trồng và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến trong chế biến nhằm tăng cường quản lý chất lượng và an toàn sản phẩm thủy sản xuất khẩu từ khâu nuôi trồng đến thu hoạch, vận chuyển, chế biến, xuất khẩu.
• Xúc tiến thương mại và xây dựng thương hiệu
Bộ Công thương cần chú trọng việc phối hợp với các bộ ngành liên quan, đặc biệt là Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tăng cường quảng bá về sản phẩm thủy sản của Việt Nam ra thị trường nước ngoài thông qua các chiến dịch truyền thông, biên soạn các cuốn cẩm nang cung cấp thông tin phục vụ xuất khẩu, tuyên truyền giới thiệu sản phẩm.
Tăng cường hơn nữa việc đầu tư kinh phí tổ chức các chương trình xúc tiến thương mại thủy sản Việt Nam xuất khẩu sang thị trường EU để làm bước đệm cho các doanh nghiệp thủy sản thâm nhập sâu hơn vào thị trường EU.
69
Nhà nước hoàn thiện cơ chế chính sách về logistics cũng như đẩy mạnh hợp tác cạnh tranh và liên kết vùng đối với ngành logistics. Liên kết vùng được xem là giải pháp có tính chiến lược nhằm đẩy mạnh thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và phát triển hệ thống logistics.
Bên cạnh đó, tăng cường đào tạo đội ngũ cán bộ kiểm định với các phương pháp, kỹ thuật phù hợp với quy định của EU, nhằm đảm bảo chất lượng và uy tín của thủy sản XK Việt Nam. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho sản xuất thủy sản, các địa phương cần tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến các chính sách phát triển sản xuất nông nghiệp, khuyến khích, vận động lao động trẻ tham gia học nghề, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao thu nhập cho lao động.