Những hạn chế và nguyên nhân của các hạn chế

Một phần của tài liệu Xuất khẩu mặt hàng thủy sản vào thị trường EU giai đoạn 2010 – 2020 (Trang 63 - 71)

Tuy có nhiều lợi thế và thu được những thành quả đáng khích lệ nhưng trong tình hình diễn biến phức tạp của thị trường hiện nay với sự cạnh tranh ngày càng gay gắt, ngành thủy sản Việt Nam đã và đang bộc lộ những nhược điểm và hạn chế từ sản xuất đến xuất khẩu, ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh.

* Hạn chế

Thủy sản Việt Nam vẫn bị Ủy ban Châu Âu cảnh báo “thẻ vàng”

Các sản phẩm thủy sản khai thác của Việt Nam xuất khẩu vào thị trường Châu Âu vẫn bị EC cảnh báo thẻ vàng vì chưa tuân thủ các quy định về chống khai thác IUU. Khi bị thẻ vàng, toàn bộ 100% lô hàng thủy sản khai thác của Việt Nam khi xuất khẩu sang thị trường châu Âu đều phải chịu kiểm tra với thời gian từ 15 – 20 ngày dẫn đến hiệu quả giảm, giá trị xuất khẩu giảm, kéo theo thị phần giảm. Bên cạnh đó, các sản phẩm thủy sản Việt Nam xuất vào EU phải kèm theo các khuyến nghị, vướng mắc trong thủ tục xác nhận, chứng nhận nguồn gốc thủy sản khai thác vào thị trường EU gây ảnh hưởng đến hoạt động khai thác và xuất khẩu thủy sản của nước ta. Tàu muốn ra khơi phải có giấy phép khai thác, cho tàu hoạt động đúng ngư trường, không khai thác ở vùng biển nước ngoài; phải lắp đặt thiết bị giám sát hành trình và bật liên tục trong quá trình hoạt động; trước khi ra vào cảng phải thông báo trước 1 giờ.

Việc này đã tác động rất lớn đến hoạt động kinh doanh, đánh bắt. Sau 2 năm (kể từ tháng 10/2017) bị EC cảnh báo “thẻ vàng”, xuất khẩu hải sản của Việt Nam sang thị trường châu Âu đã giảm 6.5% và tiếp tục chững lại trong năm 2019, và có xu hướng giảm vào năm 2020. Từ vị trí thứ 2, thị trường châu Âu đã tụt xuống đứng thứ 5 và tỉ trọng của thị trường sụt giảm từ 18% xuống 13% trong bản đồ xuất khẩu thủy sản của Việt Nam.

Thủy sản Việt Nam vướng rào cản TBT và SPS do các nước trong EU dựng lên

Hàng hóa xuất khẩu sang thị trường EU còn vấp phải những tiêu chuẩn thương mại và hàng rào nghiêm ngặt như quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm, luật IUU, các quy định về thuế, bao bì, … khiến cho nhiều lô hàng thủy sản bị trả về.

Các biện pháp SPS (Kiểm dịch vệ sinh động thực vật) do EU đề ra là tương đối chặt chẽ. Cá và thủy sản có vỏ lại là đối tượng chịu sự kiểm soát nghiêm ngặt để

54

bảo đảm an toàn thực phẩm và sức khỏe, vệ sinh động vật. EU đã tăng cường kiểm tra, kiểm soát chất lượng sản phẩm và nguồn gốc xuất xứ đối với các mặt hàng nhập khẩu vào EU, đặc biệt là với các mặt hàng nông thủy sản từ châu Á. Những quy định về các loại mầm dịch bệnh không được phép có trong thủy sản xuất khẩu, nhập khẩu và quá cảnh, nhằm ngăn chặn các dịch bệnh có trong sản phẩm lây lan vào môi trường nuôi của nước nhập khẩu. Những mối nguy làm cho thực phẩm thủy sản không an toàn vệ sinh đối với người tiêu dùng bao gồm mối nguy vật lý có thể gây thương tích cho hệ tiêu hóa của người tiêu dùng, mối nguy sinh học gồm các loại ký sinh trùng; các loại vi-rút và các loại vi sinh vật gây bệnh, mối nguy hóa học: là các hóa chất độc hại ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng, chúng có sẵn trong môi trường tự nhiên, hoặc do con người vô tình hay cố ý làm nhiễm vào thực phẩm. Chất lượng hàng thuỷ sản chưa cao nên trước những đòi hỏi ngày càng khắt khe về chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm chỉ có các doanh nghiệp áp dụng có hiệu quả tiêu chuẩn HACCP mới được phép xuất khẩu vào thị trường EU, số còn lại không đủ tiêu chuẩn bị tái xuất. Thị trường EU tăng cường kiểm soát việc tuân thủ quy định IUU; kiểm nghiệm, cảnh báo một số chỉ tiêu mới (Chlorate, E300, N2O, NO) do doanh nghiệp lạm dụng Chlorine, phụ gia trong quá trình sản xuất.

Hàng rào kỹ thuật – TBT: Quy định về những chỉ tiêu dinh dưỡng như đạm, mỡ, muối, nước, khoáng chất... bắt buộc phải đạt theo mức hoặc tỷ lệ nhất định, nhằm bảo đảm dinh dưỡng theo yêu cầu cho người sử dụng, hay yêu cầu riêng biệt cho một nhóm đối tượng tiêu dùng (trẻ em, người ăn kiêng...).

Chỉ riêng trong năm 2018, đã có khoảng 80 lô hàng thủy sản của Việt Nam EU và các thị trường nhập khẩu cảnh báo không đảm bảo chất lượng và bị trả về. Tính từ ngày 1/1 đến 1/5/2019, Hệ thống Cảnh báo Nhanh của EU đối với mặt hàng thức ăn và thực phẩm nguy cơ gây rủi do cho sức khỏe cộng đồng (RASFF) thông báo có 9 lô hàng thủy sản của Việt Nam bị từ chối hoặc giám sát khi nhập vào EU. Trong đó, Bỉ từ chối 1 lô hàng cá da trơn đông lạnh của Việt Nam. Áo, Thụy Sĩ và Na Uy đưa sản phẩm cá tra philê, tôm và cá rô phi đông lạnh của Việt Nam vào diện giám sát với mức độ cảnh báo "chưa nghiêm trọng". Pháp cảnh báo 1 lô hàng nhiễm chất cấm nghiêm trọng với một lô cá ngừ từ Việt Nam.

Vì thế, thách thức đối với các doanh nghiệp xuất khẩu vào EU trước hết là phải hiểu biết rõ ràng về các quy định SPS của EU, tìm ra cách thức hiệu quả và tiết kiệm chi phí để tuân thủ các quy định này.

Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu chưa đa dạng

Thuỷ sản Việt Nam xuất khẩu vào EU chủ yếu vẫn là hàng thô, sơ chế, những mặt hàng chế biến sâu và hàng giá trị gia tăng còn ít, cho nên chưa vận dụng tốt

55

những ưu đãi về thuế mà Hiệp định khung đem lại. Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu chưa đa dạng, chủ yếu tập trung ở một số mặt hàng: Tôm, cá tra, cá ba sa, mực, cá ngừ. Mẫu mã kiểu dáng còn đơn điệu chưa hấp dẫn khách hàng.

Hiện tại, mặt hàng tôm, cá ngừ, mực là một trong những mặt hàng chủ lực của Việt Nam xuất khẩu sang thị trường EU, tuy nhiên giá trị các mặt hàng của Việt Nam xuất sang còn khá khiêm tốn so với nhu cầu nhập khẩu của các thị trường các quốc gia EU. Ví dụ điển hình năm 2020, mặt hàng mực ở Pháp nhập khẩu của thế giới khoảng 1,19 tỷ USD gấp 54 lần giá trị nhập khẩu từ Việt Nam (21,95 triệu USD), hay mặt hàng cá đông lạnh, DN Việt xuất sang Hy Lạp trị giá 1,47 triệu USD và Hy Lạp nhập từ các nước trên thế giới trị giá 2,51 tỷ USD. Các doanh nghiệp Việt cần đa dạng hơn nữa các mặt hàng thủy sản trên thị trường.

Công nghệ sản xuất của doanh nghiệp còn yếu kém

Công nghệ chế biến thuỷ sản của Việt Nam dù đã được chú ý đầu tư, nâng cấp, song vẫn lạc hậu đã ảnh hưởng lớn tới khả năng cạnh tranh, chất lượng sản phẩm cũng như mở rộng thị phần trên thị trường EU. Với trình độ công nghệ hiện có, tuy các doanh nghiệp cố gắng đa dạng hóa mặt hàng, song cơ cấu sản phẩm vẫn còn đơn điệu so với nhu cầu thị trường trên thế giới, chủ yếu là các mặt hàng đông lạnh chiếm 87-89% về sản lượng và 78 -82% giá trị, trong đó mặt hàng tôm đông lạnh chiếm tới 58 – 60% sản lượng và 68 -73% về giá trị trong cơ cấu sản phẩm xuất khẩu. Các sản phẩm cá nhuyễn có tăng trong vài năm lại đây nhưng chiếm tỷ trọng khá thấp trong cơ cấu xuất khẩu.

Mô hình tổ chức sản xuất

Mô hình tổ chức sản xuất và tiêu thụ nhỏ lẻ, manh mún. Chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa người sản xuất, doanh nghiệp dẫn đến việc tiêu thụ sản phẩm của người nuôi ở nhiều thời điểm gặp nhiều khó khăn, thiếu bền vững, nhiều nơi mang tính tự phát và luôn trong tình trạng “được mùa mất giá”. Việc phân chia lợi ích trong chuỗi sản xuất chưa hợp lý, lợi ích giữa người nuôi và doanh nghiệp chế biến chưa đạt mức hài hòa, nên thua lỗ luôn thường trực đối với người nuôi. Bên cạnh đó, chi phí logistics trong nước còn cao so với các quốc gia khác dẫn tới chi phí sản xuất tăng cao đẩy giá thành các sản phẩm xuất khẩu bị đổi lên cao gây bất lợi trong việc cạnh tranh với các quốc gia khác.

EU là thị trường rộng lớn có số lượng đơn đặt hàng nhiều, trong khi các doanh nghiệp Việt Nam có quy mô nhỏ bé hạn chế về tài chính, năng suất lao động thấp, nguồn nguyên liệu đầu vào cho sản xuất không ổn định. Chính điều đó làm lỡ nhiều đơn đặt hàng từ phía EU.

56

Sản phẩm thủy sản Việt Nam chưa có thương hiệu trên thị trường thế giới, đặc biệt ở phân khúc bán lẻ cho người tiêu dùng. Thông thường, thủy sản Việt Nam mới chỉ được XK trực tiếp cho nhà NK, sau đó được dán nhãn mác, thương hiệu của nhà NK hoặc nhà phân phối rồi mới đến tay người tiêu dùng. Do vậy giá trị sản phẩm doanh nghiệp thu về không cao.

Hoạt động thâm nhập thị trường của doanh nghiệp Việt Nam còn thụ động phụ thuộc nhiều vào phía đối tác EU, chưa thiết lập được hệ thống phân phối thuỷ sản trên thị trường EU.

* Nguyên nhân

Nguyên nhân từ phía nhà nước

Việt Nam là nước đang phát triển với điểm xuất phát thấp hơn các quốc gia khác, đang trong quá trình quá độ lên cơ chế thị trường, vẫn còn mang nặng ảnh hưởng của thời kì bao cấp vì vậy cơ chế chính sách thiếu ổn định, đồng bộ. Hạn chế trên gây ảnh hưởng đến quá trình đăng ký xuất khẩu thủy sản của doanh nghiệp, gây lãng phí thời gian trong khi đó thủy sản mang tính chất thời vụ.

Bộ máy quản lí nhà nước được cải tiến nhưng nhìn chung vẫn cồng kềnh, thiếu sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan trong giải quyết công việc liên quan. Đặc biệt phải kể đến sự yếu kém trong công tác dự báo, thông tin phục vụ cho hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động xuất khẩu nói riêng. Vì một số lý do trên, các doanh nghiệp XK thủy sản của Việt Nam không nắm rõ các quy định kỹ thuật đối với mặt hàng xuất khẩu nên nhiều mặt hàng thủy sản khi sang thị trường EU đều không đạt yêu cầu và bị trả hàng về nước. Công tác hỗ trợ xúc tiến thương mại của Việt Nam chưa được tiến hành mạnh mẽ và hiệu quả, các hoạt động quảng bá thương hiệu, triển lãm, hội chợ.. tại EU chưa đáp ứng được so với yêu cầu của doanh nghiệp nên các sản phẩm của Việt Nam xuất khẩu vào EU chưa được nhiều người tiêu dùng biết đến. Chỉ riêng trong năm 2018, đã có khoảng 80 lô hàng thủy sản của Việt Nam EU và các thị trường nhập khẩu cảnh báo không đảm bảo chất lượng và bị trả về. Số lượng hàng bị trả về gấp đôi trong năm 2017. Trong giai đoạn từ ngày 1/1 đến 1/5/2019, Hệ thống Cảnh báo Nhanh của EU đối với mặt hàng thức ăn và thực phẩm nguy cơ gây rủi do cho sức khỏe cộng đồng (RASFF) thông báo có 9 lô hàng thủy sản của Việt Nam bị từ chối hoặc giám sát khi nhập vào EU do các yếu tố liên quan đến sức khỏe.

Công tác hỗ trợ các doanh nghiệp xúc tiến thương mại chưa được tiến hành mạnh mẽ và hiệu quả. Các hoạt động triển lãm, hội chợ nhằm quảng bá thương hiệu thủy sản Việt Nam tại EU chưa đáp ứng được các yêu cầu của các doanh nghiệp, vì vậy hình ảnh thủy sản Việt chưa tới tay người tiêu dùng EU.

57

Nguyên nhân từ phía các Doanh nghiệp và Hiệp hội

Do trình độ khoa học và công nghệ của các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu thủy sản của Việt Nam còn thấp nên trong quá trình sản xuất, chế biến dẫn tới giá thành sản xuất tăng, sức cạnh tranh về giá kém. Vì vậy, hàng hóa Việt Nam vẫn chưa được người EU đáng giá cao.

Trình độ lao động của Việt Nam trong các doanh nghiệp thủy sản còn thấp. Lao động chủ yếu là nông dân, ngư dân, trình độ học vấn thấp, không được đào tạo nghề do vậy dân trí, tay nghề và những hiểu biết về thị trường xuất khẩu còn hạn chế. Đội ngũ cán bộ hiểu biết về thị trường còn ít, hoạt động đào tạo cán bộ còn chưa được quan tâm đúng mức, thiếu nhiều kỹ năng về trình độ và năng lực công việc.

Nhìn chung, Hiệp hội chưa tạo ra sức mạnh tổng hợp và sự liên kết chặt chẽ trong ngành. Hiệp hội vẫn chưa có đủ khả năng cung cấp, tổ chức các hoạt động hỗ trợ cần thiết cho các hội viên, nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Nguyên nhân từ phía người dân đánh bắt, nuôi trồng

Vấn đề kiểm soát chất lượng được các hộ dân nuôi trồng rất khó được thực hiện do các hộ nuôi tùy ý tăng lượng kháng sinh, thuốc để đảm bảo khả năng sống cho thủy sản. Vì vậy sản phẩm nhiễm kháng sinh, mầm bệnh nhiều. Bên cạnh đó, việc này cũng dẫn đến ô nhiễm môi trường nước, khiến cho tôm, cá nuôi trồng chết nhiều, không đáp ứng được yêu cầu cả về chất lượng lẫn số lượng để xuất khẩu.

Các hộ nuôi thiếu kiến thức về nuôi trồng thủy sản, lượng kháng sinh nuôi trồng vì vậy đa phần lạm dụng thuốc kháng sinh nhiều vào thuỷ sản.

Người dân nuôi trồng quy mô nhỏ, manh mún, không áp dụng khoa học kỹ thuật vào việc nuôi trồng dẫn tới chất lượng sản phẩm kém, số lượng đạt tiêu chuẩn quốc tế ít.

Nguyên nhân khác

Thời gian vận chuyển từ Việt Nam sang EU dài, chất lượng thủy sản của Việt Nam bị giảm, tỷ lệ hao hụt tăng làm giảm tính cạnh tranh của hàng xuất khẩu Việt Nam trên thị trường EU.

58

Nguồn: ALG Report (2014)

Dịch vụ logistics ở Việt Nam còn rất nhiều khó khăn, chi phí logistics tại Việt Nam ước tính khoảng hơn 20% GDP hàng năm, trong đó chi phí vận tải chiếm 59% cao hơn các nước trong khu vực và trên thế giới từ 2% - 10%. Bên cạnh đó còn có các chi phí khác như chi phí xếp dỡ chiếm 21%. Chi phí logistics quá cao đã làm giảm sức cạnh tranh của mặt hàng thủy sản Việt Nam trên thị trường quốc tế.

Bảng 2.6: Chi phí logistics chiếm trong giá thành sản phẩm của một chuỗi cung ứng phổ biến của Việt Nam

STT Ngành hàng Chi phí logistics/GDP 1 Hải sản 12,20% 2 Gạo 29,80% 3 Cafe 9,50% 4 Rau, Quả 29,50% 5 Thức uống 19,80% 6 Dệt may 9,30% 7 Giày 11,70% 8 Nội thất 22,80%

Chi phí logistics trên GDP 20,90%

59

Dịch vụ logistics ở Việt Nam một số mặt hàng ở Việt Nam quá cao, điển hình như chi phí logistics mặt hàng gạo, rau củ quả, nội thất,…, chi phí logistics mặt hàng thủy hải sản tại Việt Nam chiếm khoảng hơn 12,20% GDP hàng năm.

Kênh nhập khẩu và phân phối hàng trong khối EU khá phức tạp và có nhiều đầu mối có phương thức ứng xử khác nhau. Các doanh nghiệp Việt Nam khó xâm nhập cụ thể. Với sản lượng xuất nhập khẩu hàng năm lớn, là một bản hàng ổn định, các doanh nghiệp thủy sản đang và phải dần chuyển mình để tạo được những dấu ấn trong hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam.

Từ những phân tích trên, ta có một cái nhìn tổng quan về đặc điểm thị trường EU, cũng như tình hình XK thủy sản Việt Nam sang thị trường EU. Từ đó, ta thấy những thành tựu cũng như hạn chế của hoạt động xuất khẩu thủy sản của Việt Nam từ đó đề xuất những giải pháp hợp lý.

60

TÓM TẮT CHƯƠNG 2

Trong chương 2, tác giả đã phân tích bao quát về thực trạng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang các quốc gia trên thế giới, cũng như là đối tác EU trong giai đoạn nghiên cứu 2010 - 2020. Đối với thị trường EU, tác giả đã phân tích cụ thể về quy mô thị trường, nhu cầu của thị trường, các quy định của thị trường đặt ra cho

Một phần của tài liệu Xuất khẩu mặt hàng thủy sản vào thị trường EU giai đoạn 2010 – 2020 (Trang 63 - 71)