Cơ chế chính sách của Việt Nam đối với xuất khẩu thủy sản

Một phần của tài liệu Xuất khẩu mặt hàng thủy sản vào thị trường EU giai đoạn 2010 – 2020 (Trang 57 - 61)

Chính Phủ Việt Nam đã ban hành các quyết định và thông tư như Quyết định số 1690/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 16/9/2010 phê duyệt Chiến lược phát triển thuỷ sản Việt Nam đến năm 2020, Quyết định số 339/QĐ-TTg ngày 11/3/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược thủy sản Việt Nam đến 2030 tầm nhìn 2045, Nghị định 17/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 67/2014/NĐ-CP ngày 07/7/2014 của Chính phủ về một số chính sách phát triển thủy sản với nhiều chính sách hỗ trợ nhằm đẩy mạnh phát triển thủy sản, Nghị định số 75/2011/NĐ-CP ngày 30/8/2011 của Chính phủ về tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước. Đồng thời xây dựng hệ thống quản lý tăng cường năng lực cho cơ quan thanh tra, kiểm tra chất lượng an toàn vệ sinh từ Trung ương đến địa phương nhằm kiểm soát từ khâu sản xuất đến thu mua, vận chuyển và tiêu thụ sản phẩm.

48

Ngân sách nhà nước ưu tiên thực hiện đầu tư, hỗ trợ: Phát triển cơ sở hạ tầng ngành thủy sản đồng bộ. Giảm cường lực khai thác thủy sản để bảo vệ, tái tạo và phát triển nguồn lợi thủy sản, chuyển đổi nghề từ khai thác thủy sản sang các ngành nghề khác; hỗ trợ ngư dân trong thời gian cấm khai thác thủy sản; tham gia tìm kiếm cứu nạn trên biển, tham gia bảo vệ quốc phòng an ninh chủ quyền biển, đảo. Đào tạo, nâng cao năng lực quản lý và phát triển nguồn nhân lực ngành thủy sản. Nghiên cứu, ứng dụng công nghệ cao nhằm nâng cao chất lượng, giá trị gia tăng sản phẩm, giảm tổn thất sau thu hoạch, giảm giá thành sản xuất, bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu. Hỗ trợ thực hiện đồng quản lý trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản cho tổ chức cộng đồng tham gia quản lý, bảo vệ, phát triển nguồn lợi thủy sản. Hỗ trợ, khuyến khích phát triển nuôi trồng thủy sản trên biển.

Tín dụng đầu tư phát triển: Các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động trong lĩnh vực thủy sản được vay vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước theo quy định của pháp luật hiện hành. Hoàn thiện và thực hiện có hiệu quả chính sách bảo hiểm, ngân sách nhà nước hỗ trợ kinh phí mua bảo hiểm cho tàu cá và thuyền viên, người lao động và cơ sở nuôi trồng thủy sản trên biến.

Các ngân hàng thương mại đã có hoạt động cho vay vốn phát triển nuôi trồng thủy sản. Các hộ dân ở nông thôn tham gia nuôi trồng thủy sản đã được vay vốn tín dụng hoặc vay từ các nguồn tài chính khác theo các kênh chính thức và không chính thức. Những kênh cho vay vốn chính thức hiện nay chủ yếu gồm Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (VBARD), Ngân hàng Công thương (CIB), Ngân hàng Chính sách Xã hội. Lãi suất cho vay đầu tư không thấp hơn lãi suất bình quân các nguồn vốn cộng với phí hoạt động của Ngân hàng Phát triển Việt Nam. Lãi suất cho vay được ghi trong hợp đồng tín dụng. Mức lãi suất cho vay được điều chỉnh theo từng lần giải ngân theo lãi suất cho vay được công bố. Lãi suất nợ quá hạn đối với mỗi khoản giải ngân bằng 150% lãi suất cho vay trong hạn đối với từng khoản giải ngân. Bên cạnh đó, các kênh cho vay không chính thức là các thành viên trong gia đình và bạn bè, chủ yếu cung cấp dịch vụ vay vốn và thế chấp tài sản.

Nhà nước đã có chính sách hỗ trợ ngư dân vay vốn tín dụng với lãi suất ưu đãi để đóng tàu có công suất lớn hơn hoạt động khai thác ở vùng xa bờ, đảm bảo ổn định sản lượng thủy sản có chất lượng cung cấp cho nhu cầu tiêu thụ trong nước và xuất khẩu, duy trì cuộc sống của cộng đồng ngư dân ven biển. Các chính sách hỗ trợ và ưu đãi về vốn, dạy nghề, chuyển đổi nghề... đã phát huy tác dụng, nhiều hộ ngư dân bị mất thuyền, lưới sau bão, lũ đã có cơ hội khôi phục hoặc chuyển đổi nghề, vươn lên thoát nghèo và làm giàu.

49

Nhập khẩu nguyên liệu thủy sản và thiết lập hàng rào kỹ thuật phù hợp với quy định quốc tế nhằm bảo vệ sản xuất thủy sản trong nước. Tổ chức lại hệ thống tiêu thụ sản phẩm thủy sản gắn với các chuỗi liên kết, đảm bảo truy xuất nguồn gốc, phù hợp với yêu cầu hội nhập quốc tế. Khuyến khích đầu tư, xây dựng trung tâm đấu giá, sàn giao dịch thương mại điện tử nhằm giới thiệu, quảng bá sản phẩm thủy sản.

- Chính sách thuế

Theo Nghị định số 67/2014/NĐ-CP Hà Nội, ngày 07/7/2014 của Chính phủ về một số chính sách phát triển thủy sản. Miễn thuế tài nguyên đối với hải sản tự nhiên khai thác. Miễn tiền thuê đất, thuê mặt nước sử dụng cho hoạt động nuôi trồng thủy, hải sản của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân. Miễn thuế nhập khẩu đối với máy móc, thiết bị, nguyên liệu, linh kiện nhập khẩu trong nước chưa sản xuất được để đóng mới, nâng cấp tàu có tổng công suất máy chính từ 400CV trở lên. Đối với lệ phí trước bạ thực hiện miễn theo quy định tại khoản 23 Điều 9 Nghị định số 140/2016/NĐ-CP ngày 10 tháng 10 năm 2016 của Chính phủ về lệ phí trước bạ. Đối với lệ phí môn bài thực hiện miễn theo quy định tại khoản 4 Điều 3 Nghị định số 139/2016/NĐ-CP ngày 04 tháng 10 năm 2016 của Chính phủ về lệ phí môn bài. Đối với thuế thu nhập cá nhân thực hiện miễn theo quy định tại khoản 5 Điều 4 Luật thuế thu nhập cá nhân năm 2007 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế năm 2014. Doanh nghiệp có thu nhập từ nuôi trồng, chế biến thủy sản và đánh bắt hải sản hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp và các văn bản hướng dẫn thi hành.

- Chính sách khuyến ngư

Hệ thống khuyến nông - khuyến ngư được hình thành từ trung ương đến địa phương. Đầu tư tập huấn kiến thức, xây dựng mô hình sản xuất, cung cấp tài liệu, tham quan học hỏi các điển hình được tăng cường, áp dụng công cụ mới, kỹ thuật mới. Ngư dân được tập huấn nâng cao trình độ nghề nghiệp, được cung cấp tài liệu và xây dựng mô hình sản xuất có hiệu quả về kinh tế, xã hội và bảo vệ môi trường.

- Chính sách hỗ trợ thiên tai

Nhà nước hỗ trợ một phần chi phí giống vật nuôi, thủy sản hoặc một phần chi phí sản xuất ban đầu (không phải đền bù thiệt hại). Thực hiện hỗ trợ kịp thời, trực tiếp bằng tiền hoặc bằng giống con, hiện vật đảm bảo chất lượng, phù hợp với điều kiện sinh thái và thực tế của địa phương. Mức Nhà nước hỗ trợ cho ngành Thủy sản được thể hiện qua bảng sau:

50

Mức thiệt hại trên 70%, được hỗ trợ

Mức thiệt hại từ 30% - 70%, được hỗ trợ

Diện tích nuôi tôm quảng canh (nuôi tôm lúa, tôm sinh thái, tôm rừng, tôm kết hợp)

từ 4.100.000 - 6.000.000 đồng/ha

từ 2.000.000 - 4.000.000 đồng/ha

Diện tích nuôi cá truyền thống, các loài cá bản địa

từ 7.100.000 - 10.000.000 đồng/ha

từ 3.000.000 - 7.000.000 đồng/ha;

Diện tích nuôi tôm sú bán thâm canh

từ 6.100.000 - 8.000.000 đồng/ha

từ 4.000.000 - 6.000.000 đồng/ha;

Diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng bán thâm canh

từ 20.500.000 - 30.000.000 đồng/ha

từ 10.000.000 - 20.000.000 đồng/ha; Diện tích nuôi nhuyễn thể từ 40.500.000 -

60.000.000 đồng/ha

từ 20.000.000 - 40.000.000 đồng/ha Diện tích nuôi cá tra thâm canh từ 20.500.000 -

30.000.000 đồng/ha từ 10.000.000 - 20.000.000 đồng/ha Lồng, bè nuôi nước ngọt từ 7.100.000 - 10.000.000 đồng/100 m3 lồng từ 3.000.000 - 7.000.000 đồng /100 m3 lồng; Diện tích nuôi cá rô phi đơn

tính thâm canh

từ 20.500.000 - 30.000.000 đồng/ha

từ 10.000.000 - 20.000.000 đồng/ha Diện tích nuôi cá nước lạnh

(tầm, hồi) thâm canh

từ 35.500.000 - 50.000.000 đồng/ha

từ 15.000.000 - 35.000.000 đồng/ha; Lồng, bè nuôi trồng ngoài biển

(xa bờ, ven đảo)

từ 15.500.000 - 20.000.000 đồng/100 m3 lồng từ 10.000.000 - 15.000.000 đồng/100 m3 lồng;

Diện tích nuôi trồng các loại thủy, hải sản khác

từ 4.100.000 - 6.000.000 đồng/ha

từ 2.000.000 - 4.000.000 đồng/ha

Nguồn: Thư viện pháp luật

Hàng năm, chính phủ đầu tư các hệ thống tìm kiếm cứu nạn cấp vùng và đến cộng đồng ngư dân. Ngư dân được cấp khoản tín dụng với lãi suất ưu đãi để sửa chữa, đóng mới tàu thuyền nhằm khôi phục sản xuất, đảm bảo sinh kế và đời sống sau thiên tai. Việc thực hiện chính sách hỗ trợ thiên tai đã góp phần làm giảm nhẹ thiệt hại, xoa dịu nỗi đau của cộng đồng ngư dân.

51

Một phần của tài liệu Xuất khẩu mặt hàng thủy sản vào thị trường EU giai đoạn 2010 – 2020 (Trang 57 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)