Những kết quả đạt được

Một phần của tài liệu Xuất khẩu mặt hàng thủy sản vào thị trường EU giai đoạn 2010 – 2020 (Trang 61 - 63)

* Đối với quốc gia

Tổ chức FAO đã xếp Việt Nam vào nhóm 15 cường quốc sản xuất và xuất khẩu thủy sản. Sản phẩm thuỷ sản của Việt Nam đã có mặt tại 170 quốc gia trên thế giới và được nhiều quốc gia ưa chuộng. Năm 2020 thị trường Nhật Bản là thị trường xuất khẩu thủy sản lớn nhất Việt Nam với thị phần chiếm 19% tổng kim ngạch xuất khẩu (so với Mỹ 18% và EU 15%), ba thị trường này chiếm tỉ trọng gần 60% xuất khẩu thủy sản của Việt Nam. Trong khối EU, các quốc gia mà Việt Nam, xuất khẩu nhiều nhất là Đức, Hà Lan, Bỉ. Tiếp sau thị trường Nhật Bản là thị trường Mỹ cũng là thị trường tiêu thụ thủy sản Việt Nam tương đối lớn với 18% trong tổng sản lượng và tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản của cả nước, Bên cạnh Mỹ, EU là thị trường thứ 3 mà Việt Nam có sản lượng xuất khẩu và giá trị không kém. Tuy nhiên, năm 2020, khi Anh_ một thị trường nhập khẩu lớn trong EU chính thức rời khỏi liên minh Châu Âu dẫn tới sản lượng của Việt Nam xuất sang EU bị sụt giảm so với các quốc gia khác, Điều này được thể hiện qua bảng số liệu sau:

Bảng 2.5: Giá trị xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang một số thị trường năm 2019 và năm 2020

Thị trường xuất khẩu

Giá trị xuất khẩu(USD)

Năm 2019 Năm 2020 Thế giới 62051460000 50552780000 EU 1247739063 914516100 Mỹ 1472483834 1624925637 Nhật Bản 1459166947 1433185804 Nguồn: Tác giả tự tổng hợp

Trong khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản thì ngành thủy sản tăng 3,08%, cao hơn mức tăng 2,8% của năm 2015 và năm 2016 trong giai đoạn 2011-2020. Thuỷ sản lên vị trí dẫn đầu trong số các sản phẩm thực phẩm xuất khẩu vào EU trong số các mặt hàng XK chủ lực, sau dệt may, da giầy và dầu thô đem lại cho đất nước một nguồn ngoại tệ lớn. Xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang EU đã đạt được kết quả đáng khích lệ.

52

Dưới sự kiểm tra chặt chẽ của cơ quan quản lý thực phẩm EU được cụ thể hóa bằng Luật IUU, kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam vẫn không ngừng tăng. Năm 2017, mặc dù phải đối mặt với nhiều thách thức từ các thị trường như tác động của chương trình thanh tra cá da trơn và việc EU cảnh báo thẻ vàng đối với hải sản Việt Nam, XK thủy sản cả năm 2017 vẫn cán đích trên 8,3 tỷ USD, tăng 18% so với năm 2016. Năm 2018, XK thủy sản của cả nước cán đích với kim ngạch trên 8,8 tỷ USD, tăng gần 6% so với năm 2017. Năm 2020, do biến động của dịch Covid19 và sự kiện Brexit đã giảm kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường EU. Bên cạnh đó, khi EVFTA có hiệu lực từ ngày 1/8/2020, 220 mặt hàng thủy sản có thuế suất cơ sở từ 0 -22%, trong đó thuế cao từ 6-22% sẽ về 0% kể từ ngày này, đã tác động tích cực đến kết quả XK thủy sản trong 3 tháng gần đây và dự báo sẽ tiếp tục tác động tăng XK trong 3 tháng cuối năm. Cụ thể, XK mặt hàng chủ lực tôm sang EU bắt đầu tăng trưởng tốt trong quý III năm 2020 nhờ tác động tích cực từ Hiệp định EVFTA có hiệu lực từ đầu tháng 8 năm nay. Theo đó, từ tháng 9/2020, XK tôm Việt Nam sang EU đạt 57,6 triệu USD, tăng 35,4% so với cùng kỳ năm ngoái.

* Đối với các doanh nghiệp

Các doanh nghiệp không ngừng đổi mới công nghệ nuôi trồng và chế biến quản lý chất lượng hàng thuỷ sản của Việt Nam không ngừng được nâng cao, họat động đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng phục vụ nuôi trồng, đánh bắt thủy sản luôn được đổi mới, công nghệ chế biến thủy sản (theo tiêu chuẩn HACCP - là loại giấy chứng nhận được phép xuất khẩu thủy sản vào EU) luôn được cải tiến và các vấn đề liên quan đến vệ sinh an toàn thực phẩm. Ðến nay Việt Nam đã có 150 doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản áp dụng phương pháp HACCP - Hệ thống phân tích, xác định, kiểm soát các điểm nguy hại trong quá trình chế biến thủy sản; 70 doanh nghiệp được phép xuất khẩu vào EU và có 125 doanh nghiệp được công nhận chương trình HACCP xuất khẩu vào Mỹ. Qua đó, thấy được Việt Nam ngày càng quan tâm đến các tiêu chuẩn kĩ thuật EU yêu cầu.

Các doanh nghiệp tham gia xuất khẩu thuỷ sản đều có đủ tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm và được EU chấp nhận. Những thành tựu và đổi mới đó đã tạo được uy tín về mặt hàng thủy sản Việt Nam trên thị trường EU.

Nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã có năng lực đáp ứng các yêu cầu từ phía những nhà nhập khẩu EU về hàng thủy sản với hơn 5.000ha trang trại thuỷ sản được công nhận áp dụng VietGAP/Global GAP 100% trang trại cá basa xuất khẩu được cấp mã xuất xứ, 100% tàu đánh bắt cá cam kết nói không với đánh bắt cá trái phép (IUU fishing)...

53

Cũng theo phân tích của VASEP, ngành XK đang dần thích nghi với bối cảnh dịch Covid-19 và biến thách thức thành cơ hội khi nhu cầu thủy sản nói chung giảm nhưng lại tăng nhu cầu với một số phân khúc sản phẩm như tôm chân trắng đông lạnh, cá khô, mực khô, thủy sản chế biến sẵn, cá hộp…

Một phần của tài liệu Xuất khẩu mặt hàng thủy sản vào thị trường EU giai đoạn 2010 – 2020 (Trang 61 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)