Hiện nay các nước Nam Âu là nơi tiêu thụ thủy sản lớn nhất EU. Ngoài tỷ lệ tiêu thụ thủy sản cao trong người dân, các nước Tây Ban Nha, Italia và Pháp cũng là quốc gia chế biến thủy sản lớn ở EU. Nam Âu hiện đang nhập khẩu 9,3 tỷ USD/năm các sản phẩm thủy sản từ các nước đang phát triển, chiếm 82% tổng kim ngạch nhập khẩu từ bên ngoài EU. Các nước Bắc Âu như Hà Lan, Bỉ, Đức có mức tiêu thụ thủy sản ít hơn, nhưng cũng ưa chuộng thủy sản nhập khẩu từ các nước phát triển.
Bảng 2.2:Giá trị nhập khẩu các mặt hàng thủy sản của một số quốc gia EU năm 2020
(Đv: 1000USD)
Mã
HS6 Tên mặt hàng Đức Bồ Đào Nha Hy Lạp Pháp
'0306 Động vật giáp xác
(cua, tôm ) 443938 238585 56832 1065774
'0304 Cá phi lê và các loại
cá khác 1707812 138993 56312 1486273
'0307 Động vật thân mềm
(ốc , mực) 119106 267461 97718 416111
35 nhóm 0304)
'0305
Cá, dùng làm thức ăn cho người, sấy
khô 984313 425404 41842 236192
'0301 Cá sống 54440 12275 6753 40869
'0308 Động vật thủy sinh
không xương sống 3752 540 410 4706
'0302
Cá, tươi hoặc ướp lạnh (trừ nhóm
0304) 544739 383386 123826 1530544
Nguồn: Trademap.org
Quan sát bảng ta thấy, các loại cá như cá tươi, cá ướp lạnh, cá phi lê tôm và mực là các mặt hàng tiêu thụ mạnh nhất ở thị trường bốn quốc gia Đức, Bồ Đào Nha, Hy Lạp và Pháp.
Theo Đài quan sát Thị trường châu Âu đối với Khai thác và nuôi trồng thủy sản (EUMOFA), tổng lượng tiêu thụ thủy sản ở EU lên tới 12,77 triệu tấn/năm, mức tiêu thụ thủy sản bình quân đầu người ở EU vào khoảng 25,1kg/người/năm và 3/4 trong số đó là các loài đánh bắt tự nhiên. Cụ thể như, ở Hungary mức tiêu thụ bình quân đầu người 5,2 kg/năm. Còn ở Bồ Đào Nha mức tiêu thụ bình quân đầu người cao nhất là 57 kg (gấp đôi mức trung bình của EU).
Bốn nhóm sản phẩm nhập khẩu chính của các quốc gia Nam Âu là thủy sản thân mềm (mực ống, mực nang), giáp xác (tôm), thủy sản chế biến và bảo quản (thăn cá ngừ, cá ngừ đóng hộp) và phi lê thủy sản (cá tra). Doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt có lợi thế hơn so với các nước khác (Trung Quốc, Ấn Độ…) ở sản phẩm tôm thẻ chân trắng.
Thủy sản chế biến và bảo quản là nhóm sản phẩm được tiêu thụ nhiều thứ hai tại EU (tôm đứng nhất). Cá ngừ là sản phẩm được tiêu thụ nhiều nhất chiếm 76,1% tổng số các sản phẩm chế biến và bảo quản được nhập khẩu vào EU. Sản phẩm thăn cá ngừ sơ chế và đông lạnh, được sử dụng làm nguyên liệu cho ngành đồ hộp Châu Âu. Các loài thủy sản khác được tiêu thụ trong phân khúc chế biến có cá cơm và cá thu.
Hơn 40% người châu Âu ăn hải sản ít nhất một lần một tuần tại nhà. EU là thị trường lớn nhất thế giới đối với các sản phẩm thủy sản và nuôi trồng thủy sản, với các thành viên của EU chi tiêu gấp đôi số tiền cho thủy sản so với mức bình quân
36
đầu người của người tiêu dùng Mỹ. Theo cuộc khảo sát có tới 74% làm như vậy vì họ nghĩ rằng nó lành mạnh và 59% vì hương vị.
Hầu hết người châu Âu mua hải sản ở siêu thị hoặc cửa hàng tạp hóa, mặc dù 40% thích mua ở người bán cá địa phương. Gần 60% người mua hàng tránh các sản phẩm cá tẩm bột hoặc các sản phẩm chế biến sẵn thì chỉ có 27% đủ can đảm để mua toàn bộ con cá chưa được làm sạch hoặc thái miếng phi lê), các nước Nam Âu như Tây Ban Nha, Malta, Pháp và Italia… lại tiêu thụ nhiều nhóm sản phẩm cá ngừ đóng hộp, cá tuyết, cá hồi, cá minh thái Alaska, tôm, vẹm và cá trích.
Nguồn cung thủy sản vào EU chủ yếu đến từ các quốc gia đang phát triển, chiếm 73% tổng giá trị nhập khẩu từ bên ngoài EU là các nước Trung Quốc, Ecuador, Việt Nam, Maroc và Ấn Độ. Các quốc gia EU nhập khẩu thủy sản nhiều nhất là Tây Ban Nha, Italia và Pháp. Hiện nay, các doanh nghiệp thủy sản Việt Nam đã xuất khẩu lượng lớn cá tra, cá phi lê sang EU với tổng kim ngạch lên đến 233 triệu USD/năm. Trong đó Hà Lan, Đức là các nước tiêu thụ nhiều nhất. Đây chính là lợi thế lớn cho cá tra Việt Nam sau khi đại dịch Covid19 qua đi và hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và EU dần đi vào cuộc sống.