Khái quát thị trường nhập khẩu thủy sản EU

Một phần của tài liệu Xuất khẩu mặt hàng thủy sản vào thị trường EU giai đoạn 2010 – 2020 (Trang 42 - 44)

EU là thị trường đầy tiềm năng và quan trọng của ngành thủy sản xuất khẩu của Việt Nam. Tuy nhiên đây cũng là thị trường rất khó tính với nhiều tiêu chuẩn khắt khe về vệ sinh an toàn thực phẩm, chất lượng và nguồn gốc của sản phẩm. Người tiêu dùng EU có nhu cầu ngày càng cao đối với các sản phẩm sạch, bảo vệ môi trường.

Liên minh Châu Âu (EU) là 1 trong 3 nền kinh tế hàng đầu thế giới với dân số 500 triệu người và GDP 16 nghìn tỷ USD (năm 2019), tuy nhiên do ảnh hưởng của dịch Covid19 nên GDP của EU năm 2020 ước đạt gần 15 nghìn tỷ USD. GDP bình

33

quân đầu người là 47,84 nghìn USD/người. EU là nhà tài trợ hợp tác phát triển lớn nhất thế giới, mặc dù đối mặt với nhiều khó khăn kinh tế trong những năm qua, EU vẫn duy trì vai trò là nhà tài trợ lớn nhất thế giới với 53 tỷ Euro viện trợ phát triển (ODA) dành cho các nước đang phát triển trong năm 2021, chiếm hơn 60% tổng viện trợ của thế giới (Theo Bộ ngoại giao Việt Nam).

Tuy nhiên, với nhiều diễn biến phức tạp và khó đoán của đại dịch Covid-19, Ủy ban Châu Âu đã đưa ra dự báo về một cuộc suy thoái lớn nhất trong lịch sử của nền kinh tế liên minh Châu Âu (EU) với mức giảm kỷ lục là 7,7% đối với khu vực sử dụng đồng Euro và 6,1% cho cả khu vực EU vào năm 2020 và sang năm 2021, khi Vắc-xin Covid19 đang được tiêm chủng rộng rãi ở các quốc gia trong EU, GDP của khu vực sử dụng đồng euro gồm 19 nước thành viên có thể phục hồi mạnh mẽ vào năm 2021 và dự báo tăng 6,3% và 6,1% cho cả khu vực EU.

Thị trường chung EU là một không gian gồm 27 nước thành viên với hàng hóa, vốn, sức lao động và dịch vụ được hoàn toàn tự do lưu chuyển, thị trường gắn với chính sách thương mại chung và điều tiết hoạt động xuất nhập khẩu, lưu thông hàng hóa dịch vụ nội khối.

Bảng 2.1: Giá trị nhập khẩu các mặt hàng thủy sản của các quốc gia EU năm 2020

( đv: 1000USD)

HS6 Tên mặt hàng Trị giá

'0306 Động vật giáp xác (cua, tôm ) 5391220 '0304 Cá phi lê và các loại cá khác (cá ngừ, cá basa,..) 8956049

'0307 Động vật thân mềm (ốc , mực) 4169827

'0303 Cá đông lạnh (trừ nhóm 0304) 3722330

'0305 Cá sấy khô 3279924

'0301 Cá sống 354736

'0308 Động vật thủy sinh không xương sống 30858 '0302 Cá, tươi hoặc ướp lạnh (trừ nhóm 0304) 11918302

34

Qua bảng trên ta thấy, nhu cầu tiêu thị các mặt hàng thủy sản của các gia EU là rất lớn. Nhóm mặt hàng cá tươi, cá ướp lạnh (mã HS6 0302) chiếm trị giá cao nhất trong các mặt hàng với giá trị nhập khẩu khoảng 11,9 tỷ USD là mặt hàng hấp dẫn để các nước khác xuất khẩu sang thị trường EU. Nhóm mặt hàng cá phi lê, tôm và mực chiếm thị phần cao thứ 2 và thứ 3 trong các mặt hàng nhập khẩu lần lượt chiếm 8,9 tỷ USD; 5,3 tỷ USD và 4,1 tỷ USD. Các mặt hàng khác cũng chiếm giá trị cao trong mặt hàng EU nhập khẩu.

EU là thị trường hấp dẫn với nhiều quốc gia xuất khẩu thủy sản. Hầu hết, các quốc gia thuộc EU đều có nền kinh tế phát triển, người dân các nước thuộc EU có mức thu nhập cao, có sự khác nhau về văn hóa nên nhu cầu tiêu dùng rất đa dạng và phong phú về hàng hóa, tuy nhiên hàng hóa phải đảm bảo đầy đủ tiêu chuẩn về chất lượng, nguồn gốc, vệ sinh an toàn thực phẩm mà EU đặt ra. Người tiêu dùng EU chấp nhận trả một cái giá cao và đắt cho những sản phẩm này dù rất nhiều sản phẩm có giá rẻ hơn nhưng họ vẫn không thay đổi.

Một phần của tài liệu Xuất khẩu mặt hàng thủy sản vào thị trường EU giai đoạn 2010 – 2020 (Trang 42 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)