Đối với doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản

Một phần của tài liệu Xuất khẩu mặt hàng thủy sản vào thị trường EU giai đoạn 2010 – 2020 (Trang 80 - 82)

Nâng cao năng lực nghiên cứu, học hỏi

Doanh nghiệp luôn luôn tìm hiểu về các hàng rào kỹ thuật (TBT) như quy định không được sử dụng hóa chất trong thực phẩm, đảm bảo nguồn gốc hợp pháp. Doanh nghiệp thủy sản còn phải lưu ý tới quy định IUU về ngăn chặn việc khai thác hải sản bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định. Đặc biệt, doanh nghiệp cần lưu ý tới quy tắc xuất xứ trong EVFTA. Khi xuất khẩu hàng hóa vào EU, việc nắm vững và thực hành đúng các quy tắc xuất xứ được quy định sẽ tránh được các rủi ro không đáng có cho doanh nghiệp.

Chủ động cập nhật, nghiên cứu và tổ chức thực hiện đúng các quy định nêu trong quá trình sản xuất, chế biến thủy sản và sản phẩm thủy sản xuất khẩu thị trường EU. Thực hiện khai báo chính xác, đầy đủ thông tin khi đăng ký kiểm tra, chứng nhận xuất khẩu vào thị trường EU theo đúng quy định và hướng dẫn của Cục.

Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Nguồn nhân lực cần được đào tạo phù hợp với trình độ công nghệ tương đương, sử dụng thuần thục máy móc thiết bị hiện đại, có kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm từ khẩu sản xuất, thu mua, vận chuyển đến chế biến và bảo quản.

Doanh nghiệp nên đưa ra các chính sách đãi ngộ, phúc lợi, khen thưởng hợp lý để tạo điều kiện gắn bó lâu dài của nhân viên với công ty. Tạo ra môi trường làm việc năng động, thân thiện. Hoàn thiện các chính sách đề bạt - thăng tiến cho nhân viên xuất sắc. Không ngừng nâng cao cơ cấu tổ chức, tạo tính năng động trong sự phát triển hướng tới sự hứng khởi trong công việc cho nhân viên. Tạo tính cạnh tranh lành mạnh trong từng vị trí công việc để mọi nhân viên có thể phát huy tối đa năng lực của bản thân.

Phối hợp tuyển dụng ở các trường đại học, trung tâm đào tạo để tìm kiếm các ứng viên có năng lực. Có các chương trình hỗ trợ và tìm kiếm các ứng viên là những sinh viên có năng lực và tâm huyết ngay từ khi còn trên ghế nhà trường.

71

Tổ chức các chuyến tham quan du lịch, các phong trào thể dục thể thao theo định kỳ tạo điều kiện cho tất cả nhân viên có cơ hội giao lưu học hỏi, cũng như vui chơi giả trí để tái tạo lại sức lao động.

Liên kết cùng các tổ chức, doanh nghiệp khác

Doanh nghiệp Việt phải liên kết trong các tổ chức tập thể để có thể cùng nhau đầu tư xây dựng mô hình sản xuất, chế biến theo chuẩn quy định, xin giấy phép, xin các chứng nhận quốc tế, đảm bảo ổn định số lượng cũng như sản phẩm an toàn vệ sinh và chất lượng cao theo yêu cầu quy định của các nước EU đòi hỏi.

Chủ động gắn kết các doanh nghiệp chế biến, bảo quản, XK với vùng nguyên liệu, chú trọng xây dựng và bảo vệ hình ảnh, uy tín thương hiệu mặt hàng thủy sản cũng như lập ra kế hoạch phổ biến, rộng rãi thương hiệu thủy sản Việt Nam đến thị trường EU bằng nhiều hình thức.

Tăng cường xây dựng mối quan hệ tốt, bền vững với các nhà nhập khẩu EU nhằm giúp cho doanh nghiệp Việt Nam ứng phó tốt với các rào cản thủy sản của thị trường này.

Tham gia các cuộc hội thảo, diễn đàn, tập huấn, tư vấn… về các rào cản kỹ thuật trong thương mại của EU. Doanh nghiệp cũng có thể tranh thủ triệt để cơ hội tiếp xúc, thu thập thông tin từ các cơ quan chuyên trách nghiên cứu thị trường, xúc tiến thương mại, các tổ chức kinh tế, các thương nhân EU.

Tìm kiếm sự hỗ trợ và giúp đỡ từ các Đại sứ Việt Nam tại các quốc gia trong EU trong việc giải quyết các tranh chấp thương mại phát sinh. Bên cạnh đó, hợp tác với các nhà chế biến, phân phối thực phẩm có thương hiệu uy tín của các quốc gia trong EU.

Các biện pháp khác

Nâng cấp chất lượng nguyên liệu thủy sản và giảm giá thành đầu vào bằng cách trang bị hệ thống bảo quản ngay trên tàu, xây dựng hệ thống chợ tại các cảng cá trọng điểm, các trung tâm công nghiệp chế biến và tiêu thụ.

Doanh nghiệp cần xây dựng và phát triển thương hiệu tập thể, kiểm soát chặt chẽ các hoạt động nuôi, chế biến và phân phối và truy xuất nguồn gốc. Nghiên cứu kỹ về luật quảng bá sản phẩm của EU và áp dụng các hình thức quảng bá, xúc tiến thương hiệu theo đúng quy định của luật pháp EU.

Những giải pháp nêu trên mang tính định tính nhằm hỗ trợ và nâng cao hiệu quả của việc XK thủy sản vào thị trường EU. Ngoài những giải pháp trên cần có sự kết hợp từ phía các doanh nghiệp thủy sản Việt Nam trong thời gian tới để cùng đạt được bước đột phá mạnh trong sản xuất và xuất khẩu thủy sản hàng đầu đề chất và số lượng.

72

Một phần của tài liệu Xuất khẩu mặt hàng thủy sản vào thị trường EU giai đoạn 2010 – 2020 (Trang 80 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)