a. Tiêu chuẩn an toàn thực phẩm
An toàn thực phẩm là vấn đề cốt lõi trong các quy định pháp lý của EU về thực phẩm. Luật thực phẩm chung là luật quy định về khung pháp lý cho vấn đề này. EU đã tăng cường kiểm tra, kiểm soát chất lượng sản phẩm và nguồn gốc xuất xứ đối với các mặt hàng nhập khẩu vào EU, đặc biệt là với các mặt hàng nông thủy sản từ châu Á. Do vậy, các doanh nghiệp cần chú ý đảm bảo đáp ứng đầy đủ quy định về an toàn vệ sinh thực phẩm, về chất lượng cũng như nguồn gốc xuất xứ từ Việt Nam để tránh bị điều tra hoặc bị áp dụng những hình thức phòng vệ thương mại khi xuất hàng vào EU.
Nghị viện và Hội đồng Châu Âu đã ban hành Quy định số 2017/625 ngày 15/3/2017 về kiểm soát nhà nước và các hoạt động kiểm soát khác nhằm đảm bảo việc áp dụng luật thực phẩm và thức ăn, các quy định về an toàn sức khỏe động, thực vật và bảo vệ thực vật; sửa đổi, hủy bỏ một số quy định về kiểm soát nhà nước (ví dụ: Quy định EU 882/2004; 854/2004), trong đó có một số điểm mới của của quy định EU 2017/625.
Mở rộng phạm vi điều chỉnh trên cơ sở tích hợp các quy định của EU về kiểm soát nhà nước thực phẩm và thức ăn bao gồm chất lượng, an toàn thực phẩm, an toàn sức khỏe động vật, thực vật và sản phẩm của chúng (Ví dụ: GMOs đối với thực phẩm/thức ăn; phụ phẩm động vật; kiểm soát dịch bệnh thực vật; sản xuất hữu cơ và
37
ghi nhãn; quản lý chất lượng theo chương trình bảo vệ chỉ dẫn địa lý- PGIs/bảo vệ nguồn gốc xuất xứ -PDO/Đảm bảo đặc sản truyền thống/TSGs)
Trách nhiệm của các nhà nhập khẩu (Điều 6 của Qui định (EC) số 853/2004) Các doanh nghiệp thực phẩm nhập khẩu thực phẩm có nguồn gốc từ động vật phải đảm bảo các sản phẩm:
• Đến từ một nước thứ ba hoặc từ một vùng của nước thứ ba đã có tên trong danh sách, của Cộng đồng Châu Âu,
• Nếu áp dụng được, đến từ một doanh nghiệp có tên trong danh sách, • Nếu áp dụng được, có dấu hiệu nhận biết và ghi chú về sức khoẻ,
• Nếu áp dụng được, có kèm theo giấy chứng nhận do đại diện cơ quan có thẩm quyền, của nước thứ ba cấp.
• Sẵn sàng để kiểm tra tại trạm kiểm soát cửa khẩu,
• Tuân thủ các yêu cầu về sức khoẻ động vật theo Chỉ thị 2002/99/EC,
• Việc xử lí được tiến hành dưới sự kiểm soát, diễn ra sau khi nhập khẩu tuân theo các yêu cầu của Qui định (EC) số 853/2004.
Đơn vị chế biến lô hàng xuất khẩu sang EU phải có tên trong danh sách doanh nghiệp được cho phép xuất khẩu sang EU.
Lô hàng phải đính kèm theo chứng thư do Cơ quan thẩm quyền nước xuất khẩu cấp theo đúng mẫu mà EU quy định.
b. Quy định về IUU_ Chứng nhận quy định về chống đánh bắt cá hợp pháp của EU.
Quy định IUU của EU hạn chế việc tiếp cận thị trường EU đối với các sản phẩm thủy sản khai thác, yêu cầu phải được chứng nhận về việc tuân thủ theo luật thủy sản và các biện pháp bảo tồn. Ủy ban Châu Âu (EU) đã ban hành quy định số 1005/2008 có hiệu lực từ ngày 01/10/2010, qua đó thiết lập một hệ thống trên toàn EU nhằm ngăn chặn và loại bỏ việc nhập khẩu các sản phẩm thủy sản bị khai thác IUU vào thị trường EU. Chứng chỉ IUU đòi hỏi phải qua sự kiểm tra của nhiều bênliên quan, chứ không phải một nước. Tùy theo từng nước mà có chứng chỉ IUU dành riêng đối với sản phẩm nhập vào. Các sản phẩm thủy sản nhập khẩu từ Việt Nam vào EU cũng không ngoại lệ.
Quy định IUU bao gồm 3 phần chính:
Thứ nhất, chương trình chứng nhận khai thác: Chỉ có các sản phẩm hải sản được nước mà tàu khai thác mang quốc tịch phê chuẩn mới có thể nhập khẩu vào EU. Yêu cầu các nước xuất khẩu thủy sản sang EU phải chứng nhận nguồn và tính hợp pháp của các sản phẩm này thông qua việc sử dụng giấy chứng nhận khai thác
38
(Catch certification _CC). Các biện pháp này nhằm đảm bảo rằng các nước tuân thủ các quy định quản lý và bảo tồn của mình cũng như các quy định khác đã được thỏa thuận trên thế giới có thể áp dụng đối với nghề cá có liên quan.
Muốn xuất khẩu cá biển vào thị trường EU, phải có Chứng nhận quy định về chống đánh bắt cá hợp pháp của EU (IUU) từ tháng 9/2017. Nếu doanh nghiệp xuất khẩu không có chứng nhận IUU, không những hàng không được thông quan mà còn bị lưu vào danh sách kiểm soát tăng cường (danh sách đen), bị giữ hàng hóa 2 - 3 tuần, dẫn đến các sản phẩm có nguy cơ bị hư hoặc đội chi phí do bảo quản.
Theo Điều 8 Chương 2 của Thông tư quy định việc chứng nhận, xác nhận thủy sản khai thác xuất khẩu vào thị trường Châu Âu: Xác nhận cam kết sản phẩm thủy sản xuất khẩu có nguồn gốc từ thủy sản khai thác nhập khẩu:
1, Lô hàng nguyên liệu thuỷ sản khai thác nhập khẩu để chế biến xuất khẩu vào thị trường châu Âu phải có chứng nhận thủy sản khai thác của cơ quan có thẩm quyền của nước mà tàu đó treo cờ.
2, Chủ hàng xuất khẩu lô hàng được sản xuất từ thuỷ sản khai thác nhập khẩu gửi 01 bộ hồ sơ đăng ký đến cơ quan có thẩm quyền nêu tại Khoản 2, Điều 5 của Thông tư này. Hồ sơ gồm:
a) Giấy chứng nhận thủy sản khai thác (bản chính hoặc bản sao);
b) Giấy đăng ký kiểm tra chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm lô hàng thủy sản theo mẫu quy định tại Quyết định số 118/2008/QĐ-BNN ngày 11/12/2008 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hoặc giấy đăng ký kiểm dịch và kiểm tra chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm theo mẫu quy định tại Thông tư số 47/2010/TT-BNNPTNT ngày 03/8/2010;
c) Bảng kê chi tiết lô hàng ban hành kèm theo mẫu quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư số 47/2010/TT-BNNPTNT ngày 03/8/2010;
d) Giấy xác nhận cam kết sản phẩm thủy sản xuất khẩu có nguồn gốc từ thủy sản khai thác nhập khẩu (theo mẫu quy định tại Phụ lục 5 ban hành kèm theoThông tư này);
Nếu hồ sơ đăng ký kiểm tra lô hàng phù hợp thì cơ quan kiểm tra xác nhận vào hồ sơ đăng ký kiểm tra và thống nhất với Chủ hàng thời điểm kiểm tra tại hiện trường. Nếu không phù hợp, cơ quan có thẩm quyền phải hướng dẫn chủ hàng hoàn thiện hồ sơ theo quy định.
3, Hình thức kiểm tra: tại hiện trường đối với tất cả các lô hàng trước khi xuất khẩu.
39
4, Nội dung kiểm tra: kiểm tra sự phù hợp và tính xác thực của các thông tin cam kết của chủ hàng so với hồ sơ sản xuất lô hàng và các Giấy chứng nhận thủy sản khai thác của các lô nguyên liệu để sản xuất lô hàng.
Thứ hai, quá trình ban hành thẻ cho nước thứ 3: EU tham gia đối thoại với các nước ngoài khối EU, được đánh giá không chống lại nạn khai thác IUU một cách hiệu quả. Nếu nước thứ 3 không thực hiện đúng các biện pháp cải cách theo yêu cầu thì sẽ bị áp dụng các biện pháp trừng phạt bao gồm các lệnh cấm giao dịch thương mại đối với các sản phẩm thủy sản của nước này với các nước EU. Các nước được xác định không có các biện pháp phù hợp nhằm đảm bảo khai thác hợp pháp sẽ bị cảnh cáo chính thức (nhận thẻ vàng) để cải thiện. Nếu các nước này không cải thiện sẽ đối mặt với lệnh cấm xuất khẩu sang thị trường EU (nhận thẻ đỏ). Nếu nước này đã có những chính sách cải cách cần thiết, họ sẽ được xóa cảnh báo (nhận thẻ xanh).
Thứ ba, hình phạt đối với các nước EU: các nước EU tham gia hỗ trợ hoạt động khai thác IUU ở bất kỳ nơi nào trên thế giới. Các cá nhân hoặc tổ chức không tuân thủ sẽ phải đối mặt với các hình phạt thích đáng tương ứng với giá trị kinh tế của khối lượng hải sản mà họ đã đánh bắt nhằm làm mất đi lợi nhuận của họ.
c. Quy định về thông tin trên bao bì sản phẩm
Công văn số 142/QLCL-CL1 ngày 23/1/2014 hướng dẫn việc chứng nhận tên khoa học cho thủy sản xuất khẩu sang thị trường EU.
Những sản phẩm nào đã có tên loài đầy đủ liệt kê trong danh mục kèm theo công văn 3997/TS-KHCN phải được thể hiện rõ, đặc biệt, nếu lô hàng có từ 2 loài trong cùng một chi thì phải ghi cụ thể tên khoa học của tất cả các loài, không sử dụng cách ghi “spp”. Trường hợp thủy sản chưa được định danh cụ thể đến loài thì có thể chỉ thể hiện đến tên chi và sử dụng cách ghi “sp”, “spp”.
Về việc ghi thông tin về nơi khai thác/nuôi trồng thủy sản trên nhãn sản phẩm thủy sản: Khi cung cấp cho người tiêu dùng hoặc cung cấp cho các cơ sở phục vụ ăn uống bắt buộc phải ghi thêm thông tin về nơi khai thác/nuôi trồng thủy sản. Trường hợp các sản phẩm thủy sản được khai thác trên biển, theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 38 Quy định 1379/2013, tên của vùng biển (theo quy định của Tổ chức nông lương thế giới –FAO) nơi thủy sản được khai thác phải được ghi trên nhãn của sản phẩm (không bắt buộc phải ghi mã số của vùng khai thác).