Kinh nghiệm xuất khẩu thủy sản của Thái Lan

Một phần của tài liệu Xuất khẩu mặt hàng thủy sản vào thị trường EU giai đoạn 2010 – 2020 (Trang 29 - 33)

Thái lan là một trong những nhà xuất khẩu thủy sản lớn và lâu đời trên thế giới. Phần lớn sản lượng thủy sản của Thái Lan có nguồn gốc từ đánh bắt, nuôi trồng thủy sản chiếm khoảng 35% tổng sản lượng. Mặc dù sản lượng thấp hơn, nhưng nuôi trồng thủy sản chiếm ưu thế về giá trị. Các loài hải sản là quan trọng nhất đối với ngành thủy sản, cá ngừ và tôm là những loài đóng góp chính cho sản lượng đánh bắt và nuôi trồng.

Kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Thái Lan

Trong năm 2020, Tổng kim ngạch xuất khẩu của Thái Lan giảm 6,56% so với năm 2020 đạt mức 229,27 tỷ USD. Kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Thái Lan đạt mức 1,5 tỷ USD chiếm 0,89% tổng kim ngạch xuất khẩu. Giá trị xuất khẩu thủy sản đang tăng giảm đồng đều qua các năm và có xu hướng giảm dần từ giai đoạn 2018- 2020. Kim ngạch xuất khẩu thủy sản đang chiếm một tỷ lệ rất nhỏ trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Thái Lan. Điều đó được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 1.1: Kim ngạch xuất khẩu và tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Thái Lan năm 2014 – 2020

(Đv: 1000USD) Năm Tổng kim nghạch XK thủy sản Kim nghạch XK thủy sản Tỷ lệ (%) 2014 227572764 2134166 0.94 2015 211178474 1744039 0.83 2016 213558947 2022322 0.95 2017 235871371 2123301 0.90

20

2018 249921314 1962071 0.79

2019 245380465 1839700 0.75

2020 229277734 1554675 0.68

Nguồn: Xử lý số liệu từ Trademap.org

Thị trường XK và mặt hàng XK thủy sản chủ lực của Thái Lan

Năm 2020, đại dịch Covid-19 bùng phát tại các thị trường lớn trên thế giới như Mỹ, EU, Nhật Bản… đã làm gián đoạn hoạt động thương mại thủy sản trên thế giới. Tuy nhiên, xuất khẩu thủy sản của Thái Lan vẫn không bị ảnh hưởng nhiều. Các nước Nhật Bản, Trung Quốc, Mỹ vẫn là những thị trường xuất khẩu chủ lực của Thái Lan, 3 thị trường này chiếm tới gần 60% tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Thái Lan.

Nguồn: Xử lý số liệu từ Trademap.org

Đại dịch Covid19 bùng phát tại Mỹ và Nhật Bản đã khiến nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm chế biến đóng hộp từ cá tăng cao, tạo cơ hội cho các DN Thái Lan mở rộng thị phần tại 2 thị trường này. Tuy nhiên mặt hàng tôm là sản phẩm xuất khẩu nhiều nhất của Thái Lan với 775,6 triệu USD gấp hơn 2,75 lần so với mặt hàng mực và các mặt hàng cá phi lê (cá ngừ, cá basa,..).

Biểu đồ 1.2: Giá trị các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Thái Lan năm 2020

21

Nguồn: Xử lý số liệu từ trademap.org

Cách Thái Lan gỡ “thẻ vàng” từ Ủy ban Châu Âu

Năm 2015, EC đưa Thái Lan vào danh sách các nước bị cảnh báo về khai thác thủy hải sản trái phép. Tuy nhiên bằng sự nỗ lực của Nhà nước, các doanh nghiệp xuất khẩu và người nuôi trồng đánh bắt thủy sản, đầu năm 2019, Ủy ban Châu Âu đã tuyên bố gỡ “thẻ vàng” đối với nghề cá Thái Lan.

Khi Thái Lan bị EC áp “thẻ vàng” lên mặt hàng thủy sản, những tác động tiêu cực đã xảy ra với các doanh nghiệp thủy sản Thái Lan như lượng hàng thủy sản xuất khẩu sang châu Âu bị hạn chế, các đơn hàng xuất khẩu vào EU bị thu phí kiểm tra đối với từng công-ten-nơ thay vì cả chuyến với hàng trăm lô hàng cùng chủng loại, xuất xứ, thời gian lưu kho hàng hóa kéo dài đã làm tăng chi phí thuê bến bãi của các doanh nghiệp thủy sản.

Dưới sự phối hợp của EU và Thái Lan, hai bên đã đưa ra các biện pháp thiết thực gồm sửa đổi các khung pháp lý nghề cá của Thái Lan theo luật pháp quốc tế về các ngư cụ khai thác. Bên cạnh đó, tăng cường nghĩa vụ của Thái-lan trong việc đánh bắt thủy sản như buộc treo cờ quốc gia và thiết lập quy định xử phạt nghiêm khắc nếu cố tình vi phạm, củng cố các cơ chế và hệ thống kiểm tra đội tàu đánh cá quốc gia, trong đó đặc biệt chú trọng tới việc giám sát từ xa các hoạt động đánh bắt cá và kế hoạch kiểm tra kỹ lưỡng ngay tại cảng.

Cùng với sự phối hợp đồng bộ từ chính phủ, các doanh nghiệp đến ngư dân trong việc bảo đảm nghiêm ngặt công tác thực thi pháp luật, quản lý chuỗi cung ứng, nâng cao năng lực của các bên liên quan, ứng dụng đổi mới công nghệ. Thái Lan buộc phải rà soát toàn bộ quá trình hoạt động của nghề cá từ khâu đánh bắt, thu mua, chế biến đến xuất khẩu các sản phẩm thủy hải sản.

22

Trong suốt giai đoạn 2015 -2019, Thái Lan đã học hỏi kinh nghiệm mô hình của các nước châu Âu và Hàn Quốc trong công tác quản lý tàu đánh bắt cá thông qua Hệ thống định vị giám sát tàu cá (VMS) kiểm soát lao động trên các tàu cá, truy xuất nguồn gốc địa lý thủy hải sản giúp cho người tiêu dùng có thể dễ dàng truy xuất nguồn gốc các sản phẩm thủy sản xuất khẩu của Thái Lan. Những biện pháp này có thể khiến chi phí sản xuất và xuất khẩu của doanh nghiệp bị đội lên nhưng xét về lâu dài sẽ giúp các doanh nghiệp đánh bắt, chế biến và xuất khẩu thu lợi hơn. Tổng cục Thủy sản Thái-lan đã triển khai xây dựng Trung tâm Giám sát nghề cá với khoảng 30 nhân viên chia làm ba ca, trực 24 giờ trong ngày. Mọi vị trí của tàu cá đều hiển thị trên màn hình trung tâm. Nếu có bất cứ tàu nào ra khỏi vùng biển Thái-lan, các nhân viên của trung tâm sẽ ngay lập tức cảnh báo và yêu cầu tàu quay trở lại. Với công nghệ tích hợp, tiện nghi cho mọi người dân có thể dễ dàng sử dụng thì chỉ với một chiếc điện thoại thông minh, các chủ tàu có thể đăng ký thủ tục xuất nhập cảng cho các tàu cá, đồng thời nắm rõ tàu đang đánh bắt ở khu vực nào cũng như tra cứu lịch sử hoạt động của tàu trong mười ngày gần nhất. Nếu phát hiện tàu đi ra khỏi hải phận của Thái-lan, các chủ tàu sẽ liên lạc với thuyền trưởng để yêu cầu quay trở lại.

Qua biểu đồ trên, ta thấy giá trị một số sản phẩm của Thái Lan xuất khẩu vào EU chủ yếu là các sản phẩm thủy sản thân mềm như mực. Các sản phẩm như tôm tăng đều và ổn định qua từng năm. Tuy nhiên năm 2020 do tình hình phức tạp của đại dịch Covid19, giao thương bị hạn chế giữa các quốc gia vì vậy các mặt hàng thủy sản của Thái Lan xuất vào EU đều suy giảm so với các năm trước đó.

Thai Union – một trong những doanh nghiệp thủy sản hàng đầu Thái Lan, hiện chiếm 20% sản phẩm cá ngừ đóng hộp toàn cầu, đã triển khai chiến dịch “Thay đổi biển cả” nhằm giúp người tiêu dùng có thể truy xuất nguồn gốc các sản phẩm do doanh nghiệp này sản xuất. vấn đề tập đoàn chú trọng nhất trong chiến dịch “Thay đổi biển cả” là truy xuất nguồn gốc nhằm giúp khách hàng theo dõi được các sản phẩm từ khâu đánh bắt, chế biến tới tiêu dùng. Điều này có thể khiến cho chi phí sản xuất cao hơn nhưng giúp sản phẩm được đánh giá cao, doanh nghiệp mở rộng thị trường tiêu thụ.

Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Thái Lan là các sản phẩm đã qua chế biến chỉ một phần nhỏ là các sản phẩm đông lạnh.

Các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản luôn không ngừng nghiên cứu, tìm tòi, sáng tạo thêm các công thức nuôi trồng thủy sản, phát triển hệ thống chứng nhận tiêu chuẩn nuôi trồng và cải thiện kết quả xét nghiệm. Chú trọng đảm bảo các tiêu chuẩn quốc tế về an toàn thực phẩm, truy xuất nguồn gốc, tính toàn vẹn môi trường.

23

Một phần của tài liệu Xuất khẩu mặt hàng thủy sản vào thị trường EU giai đoạn 2010 – 2020 (Trang 29 - 33)