Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng thủy sản của Việt Nam sang EU

Một phần của tài liệu Xuất khẩu mặt hàng thủy sản vào thị trường EU giai đoạn 2010 – 2020 (Trang 75)

3.3.1. Nâng cao chất lượng mặt hàng thủy sản

Đầu tiên, để nâng cao chất lượng sản phẩm thủy sản thì nguồn nguyên liệu đầu vào là yếu tố vô cùng quan trọng. Thị trường EU luôn rất khắt khe trong vấn đề đảm bảo tiêu chí về an toàn vệ sinh thực phẩm do đó việc khai thác, sản xuất, chế biến, nuôi trồng sạch sẽ, đảm bảo đúng với quy định EU đặt ra phải được đặt lên hàng đầu.

Các doanh nghiệp sản xuất cần chú trọng xây dựng kế hoạch đảm bảo nguồn đầu vào là các mặt hàng thủy sản chế biến đảm bảo chất lượng, được đánh bắt từ vùng quy định của Nhà nước và không vi phạm các quy định của luật IUU do EU ban hành, các tiêu chuẩn kỹ thuật, đảm bảo truy xuất nguồn gốc cũng như tổ chức sản xuất theo công nghệ cao, nâng cao chất lượng sản phẩm, làm tốt khâu bảo quản, áp dụng quy trình sản xuất an toàn theo tiêu chuẩn quốc tế GlobalGAP, HACCP…

Đối với các doanh nghiệp chế biến, sản xuất mặt hàng thủy sản cần đầu tư công nghệ, máy móc: Tăng cường áp dụng công nghệ tự động hóa, đầu tư trang thiết bị hiện đại, công nghệ chế biến, bảo quản thủy sản, nâng cấp nhà xưởng áp dụng các tiêu chuẩn chất lượng theo HACCP, GLOBAL GAP, tiêu chuẩn quản lý chất lượng ISO 14000, ISO 22000,.. sẽ giúp kiểm soát chất lượng đầu ra sản phẩm.

Đối với người dân đánh bắt, nuôi trồng: Người dân cần quan tâm nhiều hơn đến công tác tái tạo nguồn lợi thủy sản biển, xây dựng các trung tâm giống thủy sản. Nâng cao kiến thức và kỹ năng về nuôi trồng và không lạm dụng thuốc kháng sinh. Chủ động tránh và không khai thác thủy sản tại các vùng biển cấm khai thác, không khai thác thủy sản ven bờ trong mùa sinh sản để đảm bảo tiến độ sinh sản và chất lượng của thủy sản. Bên cạnh đó ngư dân có biện pháp giảm thời gian bảo quản sản

66

phẩm hải sản khai thác trên tàu như: giảm bớt thời gian chuyến biển, liên kết với các tàu dịch vụ hoặc tăng cường áp dụng công nghệ bảo quản sản phẩm sau khai thác để kịp thời vận chuyển về bờ, đảm bảo chất lượng, cung cấp các sản phẩm hải sản tươi để tiêu thụ tại thị trường nội địa.

3.3.2. Đa dạng hóa cơ cấu sản phẩm và hướng tới mặt hàng có giá trị cao

Hiệp định EVFTA khi được kí kết sẽ tạo ra mối quan hệ ngày càng gắn bó nhau giữa Việt Nam – EU, từ đó làm cơ sở cắt giảm các hàng rào thuế quan tạo điều kiện cho việc xuất khẩu và phân phối mặt hàng thủy sản sang thị trường này.

Các doanh nghiệp cần nắm bắt được thông tin và xu hướng tiêu dùng của các quốc gia trong EU. Mặt hàng tôm của Việt Nam hiện đang được ưa thích tại các thị trường như Đức, Pháp, Hà Lan. Mặt hàng mực, cá basa, cá ngừ được ưa chuộng ở thị trường Tây Ban Nha, Đức, Pháp, Bỉ, Hy Lạp…Các doanh nghiệp cần khảo sát nhu cầu của thị trường về các lĩnh vực gồm thị phần, thị hiếu, chất lượng, từ đó xác định tỷ trọng, thị phần của từng mặt hàng riêng biệt để từ đó có các chiến lược riêng như quảng bá, marketing, định vị thương hiệu để mặt hàng thủy sản của Việt Nam được phủ sóng và tiêu dùng trong hầu hết các quốc gia EU chứ không riêng các mặt hàng trong từng thị trường riêng biệt.

Do ảnh hưởng của dịch nên xu hướng tiêu dùng và nhập khẩu thủy sản sẽ có những thay đổi. Các thị trường sẽ tăng cường nhập khẩu thủy sản đông lạnh, tiện dụng, dễ chế biến tại nhà cao hơn so với sử dụng thủy sản tươi sống. Sản phẩm thủy sản đóng hộp, chế biến sẵn cũng sẽ được ưa chuộng. Vì vậy, các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu thủy sản cần tiếp tục đa dạng hóa các sản phẩm chế biến sẵn, bảo quản đông lạnh, sản phẩm thủy sản đóng hộp. Việc đa dạng hóa sản phẩm, thích ứng nhanh với biến động của thị trường là những yếu tố giúp tạo động lực tăng trưởng, tháo gỡ khó khăn cho hoạt động xuất khẩu thủy sản trong thời gian tới.

3.3.3. Phát triển cơ sở hạ tầng, giảm chi phí sản xuất

Nhà nước có các chính sách khuyến khích áp dụng rộng rãi hệ thống quản trị chuỗi cung ứng, quản trị logistics trong các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần nói chung và ngành thủy sản nói riêng. Hỗ trợ các doanh nghiệp logistics về vốn, thu hút đầu tư, ưu đãi thuế, cho vay, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp… để triển khai xây dựng và khai thác các tập đoàn logistics, trung tâm logistics để từ đó giảm được các chi phí cho ngành hàng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam.

Hỗ trợ doanh nghiệp giảm chi phí và hạ giá thành thông qua: Phát triển dịch vụ hạ tầng và Logistics

67

Cải thiện môi trường kinh doanh của doanh nghiệp, nâng cao năng lực cạnh tranh của quốc gia.

Rà soát, đánh giá và nâng cao kinh phí đầu tư công trung hạn cho hạ tầng thủy sản đặc biệt là cảng cá, bến cá.

Chính phủ cần tăng cường đàm phán để tiếp tục mở rộng thị trường cho các mặt hàng thủy sản mới nói chung và mặt hàng thủy sản có giá trị cao nói riêng.

3.3.4. Xúc tiến thương mại, đẩy mạnh phân phối sang thị trường EU

Nghiên cứu kỹ kênh nhập khẩu và phân phối hàng trong khối EU vì nó khá phức tạp và có nhiều đầu mối có phương thức ứng xử khác nhau. Các doanh nghiệp Việt Nam phải tìm hiểu thật kỹ các cách xâm nhập cụ thể với từng thị trường khác nhau.

Tìm hiểu kỹ nhu cầu thị hiếu, văn hóa tiêu dùng của từng quốc gia trong khối EU để đưa ra và quảng bá các thương hiệu phù hợp nhằm tạo ra ấn tượng mạnh mẽ cho người dân EU về những nét độc đáo chỉ có trong sản phẩm và thương hiệu của Việt Nam.

Tạo dựng môi trường pháp lý thương mại điện tử giúp cho việc hoạt động thương mại, quảng bá danh hiệu thủy sản của Việt Nam với các doanh nghiệp tại các quốc gia thành viên của EU thuận tiện hơn từ đó các doanh nghiệp có thể tăng cường quảng cáo, kí kết hợp đồng, phân phối mặt hàng thủy sản sang thị trường EU. Các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản cần liên kết, hợp tác với các kênh phân phối tại thị trường EU để dựa vào sức mạnh của các kênh phân phối nội địa của các quốc gia EU thâm nhập sâu vào thị trường EU. Bên cạnh đó, khi doanh nghiệp Việt Nam đủ lớn mạnh về mặt kinh nghiệm và vốn thì nên cần có kênh phân phối riêng tại thị trường EU để mình có thể chủ động phương thức tiếp cận tới khách hàng.

3.4. Một số kiến nghị thúc đẩy xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang thị trường EU

3.4.1. Đối với Chính phủ

Hoàn thiện chính sách về thủy sản

Chính phủ cần hoàn thiện các chính sách đang có hiệu lực, ưu tiên hỗ trợ phát triển các chuỗi giá trị hàng thủy sản xuất khẩu, các chính sách khuyến khích đầu tư vào chế biến, bảo quản thủy sản gắn với thị trường tiêu thụ. Liên tục rà soát, sửa đổi, bổ sung các chính sách ưu đãi, thúc đẩy xuất khẩu thủy sản để nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm, đảm bảo an toàn thực phẩm và phát triển công nghiệp phụ trợ, chế biến thủy sản đảm bảo phù hợp với nhu cầu thị trường. Hoàn thiện chính sách hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản trong việc xác lập, bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ của doanh nghiệp tại các thị trường xuất khẩu, chính sách hỗ trợ doanh

68

nghiệp trong việc xác lập, bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ của doanh nghiệp tại các thị trường xuất khẩu. Hỗ trợ các doanh nghiệp xây dựng, triển khai các hoạt động nhằm phát triển thương hiệu sản phẩm, quảng bá hình ảnh, thương hiệu sản phẩm trên các phương tiện thông tin đại chúng trong nước và quốc tế...

Xây dựng các tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm xuất khẩu phù hợp với các tiêu chuẩn của WTO để các doanh nghiệp không bị lúng túng và bị động trong khâu xuất khẩu. Hỗ trợ pháp lý trong sản xuất, mua bán và xuất khẩu cho tất cả người sản xuất và các doanh nghiệp. Tổ chức tốt, hỗ trợ chặt chẽ thông tin giúp ngành thủy sản của Việt Nam ngày càng phát triển.

Hỗ trợ các doanh nghiệp nhận biết các yêu cầu, quy định của thị trường EU

Nhà nước cần nâng cao nhận thức cho các doanh nghiệp triển khai đồng thời hỗ trợ tư vấn pháp luật, phổ biến các quy định, ưu đãi trong hiệp định EVFTA và tạo điều kiện vật chất để các doanh nghiệp có thể vượt qua các rào cản và quy định của quốc gia nhập khẩu một cách tốt nhất.

Tăng cường phối hợp hiệu quả giữa các bộ, ngành hữu quan, doanh nghiệp và nông dân nhằm tạo hành lang pháp lý cho doanh nghiệp vượt qua rào cản kỹ thuật, đẩy mạnh XK sang thị trường thủy sản EU. Nâng cao, cải thiện năng lực phân tích chính sách, nghiên cứu xây dựng các quy chế ứng phó rào cản của EU như: các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật cho phép, các tiêu chuẩn chất lượng, dán nhãn thủy sản… theo các quy định SPS và TBT của EU. Hướng dẫn, hỗ trợ doanh nghiệp áp dụng quy trình thực hành sản xuất tốt, các sản phẩm đạt tiêu chuẩn HACCP và VietGAP/Global GAP, truy xuất nguồn gốc trong nuôi trồng và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến trong chế biến nhằm tăng cường quản lý chất lượng và an toàn sản phẩm thủy sản xuất khẩu từ khâu nuôi trồng đến thu hoạch, vận chuyển, chế biến, xuất khẩu.

Xúc tiến thương mại và xây dựng thương hiệu

Bộ Công thương cần chú trọng việc phối hợp với các bộ ngành liên quan, đặc biệt là Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tăng cường quảng bá về sản phẩm thủy sản của Việt Nam ra thị trường nước ngoài thông qua các chiến dịch truyền thông, biên soạn các cuốn cẩm nang cung cấp thông tin phục vụ xuất khẩu, tuyên truyền giới thiệu sản phẩm.

Tăng cường hơn nữa việc đầu tư kinh phí tổ chức các chương trình xúc tiến thương mại thủy sản Việt Nam xuất khẩu sang thị trường EU để làm bước đệm cho các doanh nghiệp thủy sản thâm nhập sâu hơn vào thị trường EU.

69

Nhà nước hoàn thiện cơ chế chính sách về logistics cũng như đẩy mạnh hợp tác cạnh tranh và liên kết vùng đối với ngành logistics. Liên kết vùng được xem là giải pháp có tính chiến lược nhằm đẩy mạnh thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và phát triển hệ thống logistics.

Bên cạnh đó, tăng cường đào tạo đội ngũ cán bộ kiểm định với các phương pháp, kỹ thuật phù hợp với quy định của EU, nhằm đảm bảo chất lượng và uy tín của thủy sản XK Việt Nam. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho sản xuất thủy sản, các địa phương cần tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến các chính sách phát triển sản xuất nông nghiệp, khuyến khích, vận động lao động trẻ tham gia học nghề, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao thu nhập cho lao động.

3.4.2. Đối với hiệp hội thủy sản Việt Nam

Nâng cao năng lực thu thập và xử lý thông tin. Hiệp hội phải củng cố bộ phận thông tin để thu thập và xử lý các thông tin chuyên ngành về các thị trường xuất khẩu. Muốn cho doanh nghiệp vượt qua được các rào cản trong thương mại quốc tế nhất là các rào cản phi thuế quan (TBT và SPS) thì điều đầu tiên doanh nghiệp phải biết rào cản đấy là gì, rào cản đấy đánh vào mặt hàng nào và biện pháp đối phó như thế nào để vượt qua rào cản để chạy nhanh tới đích.

Hiện nay, Việt Nam còn chưa được công nhận là nền kinh tế thị trường mà chỉ được xem là một nước phát triển ở trình độ thấp. Hiệp hội cần chủ động hơn nữa trong việc thu thập thông tin về tình hình thị trường và giá cả về mặt hàng thủy sản của nước thứ 3, có trình độ tương đương với Việt Nam để có thể chủ động trong các vụ kiện chống bán phá giá và trợ cấp XK do các nhà nhập khẩu kiện sao cho có lợi cho doanh nghiệp Việt Nam. Đồng thời, thu thập đầy đủ thông tin, nâng cao hiểu biết về luật pháp quốc tế, các chế độ đãi ngộ được WTO quy định với các nước đang phát triển để được hưởng chế độ ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) đối với các nước đang phát triển ở trình độ thấp.

Nâng cao năng lực hoạt động của Hiệp hội thông qua việc tăng cường nguồn nhân lực có trình độ hiểu biết pháp luật quốc tế, đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật cho tương xứng với sự phát triển sản xuất kinh doanh và xuất khẩu của ngành hàng, tạo điều kiện thuận lợi để hiệp hội tham gia vào các tổ chức hiệp hội ngành hàng quốc tế, xây dựng các chương trình xúc tiến thương mại.

Đẩy mạnh các hoạt động hợp tác quốc tế với các tổ chức, hiệp hội ngành nghề trong khu vực và trên thế giới nhằm tranh thủ hỗ trợ về tài chính, kiến thức và các kỹ năng chuyên môn, công nghệ và các kinh nghiệm hoạt động. Tập trung làm tốt vai trò là người đại diện bảo vệ lợi ích của các hội viên trước các vụ kiện của các nhà nhập khẩu quốc tế.

70

Hiệp hội hỗ trợ địa phương, doanh nghiệp xây dựng những thương hiệu mạnh cho mỗi loại sản phẩm thủy sản riêng biệt. Làm tốt công tác tổ chức thông tin ngành hàng và xúc tiến thương mại vào EU để nâng cao hiệu quả và vai trò của Hiệp hội trong các hoạt động về định hướng thị trường, định hướng sản xuất, khảo sát nhu cầu. Hỗ trợ cung cấp nguồn giống tốt, cải thiện cơ sở hạ tầng để nâng cao chất lượng thủy sản.

3.4.3. Đối với doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản

Nâng cao năng lực nghiên cứu, học hỏi

Doanh nghiệp luôn luôn tìm hiểu về các hàng rào kỹ thuật (TBT) như quy định không được sử dụng hóa chất trong thực phẩm, đảm bảo nguồn gốc hợp pháp. Doanh nghiệp thủy sản còn phải lưu ý tới quy định IUU về ngăn chặn việc khai thác hải sản bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định. Đặc biệt, doanh nghiệp cần lưu ý tới quy tắc xuất xứ trong EVFTA. Khi xuất khẩu hàng hóa vào EU, việc nắm vững và thực hành đúng các quy tắc xuất xứ được quy định sẽ tránh được các rủi ro không đáng có cho doanh nghiệp.

Chủ động cập nhật, nghiên cứu và tổ chức thực hiện đúng các quy định nêu trong quá trình sản xuất, chế biến thủy sản và sản phẩm thủy sản xuất khẩu thị trường EU. Thực hiện khai báo chính xác, đầy đủ thông tin khi đăng ký kiểm tra, chứng nhận xuất khẩu vào thị trường EU theo đúng quy định và hướng dẫn của Cục.

Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Nguồn nhân lực cần được đào tạo phù hợp với trình độ công nghệ tương đương, sử dụng thuần thục máy móc thiết bị hiện đại, có kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm từ khẩu sản xuất, thu mua, vận chuyển đến chế biến và bảo quản.

Doanh nghiệp nên đưa ra các chính sách đãi ngộ, phúc lợi, khen thưởng hợp lý để tạo điều kiện gắn bó lâu dài của nhân viên với công ty. Tạo ra môi trường làm việc năng động, thân thiện. Hoàn thiện các chính sách đề bạt - thăng tiến cho nhân viên xuất sắc. Không ngừng nâng cao cơ cấu tổ chức, tạo tính năng động trong sự phát triển hướng tới sự hứng khởi trong công việc cho nhân viên. Tạo tính cạnh tranh lành mạnh trong từng vị trí công việc để mọi nhân viên có thể phát huy tối đa năng lực của bản thân.

Phối hợp tuyển dụng ở các trường đại học, trung tâm đào tạo để tìm kiếm các

Một phần của tài liệu Xuất khẩu mặt hàng thủy sản vào thị trường EU giai đoạn 2010 – 2020 (Trang 75)