Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Một phần của tài liệu Xuất khẩu mặt hàng thủy sản vào thị trường EU giai đoạn 2010 – 2020 (Trang 33 - 35)

Việt Nam có thể tham khảo về cách mà Thái Lan gỡ được “thẻ vàng” thủy sản và giúp thủy sản Thái Lan có được chỗ đứng vững chắc trên thị trường thế giới.

Tham khảo mô hình quản lý tàu đánh bắt cá thông qua Hệ thống định vị giám sát tàu cá (VMS) kiểm soát lao động trên các tàu cá mà Thái Lan đã theo đuổi để thoát khỏi thẻ vàng của EU hướng tới sản xuất xuất khẩu thủy sản chất lượng cao mang tính bền vững lâu dài. Việt Nam cần xây dựng Trung tâm Giám sát nghề cá để giám sát cảnh báo người dân khai thác đúng yêu cầu quy định mang lại lợi ích tối đa cho tất cả mọi người, cùng với đó kết hợp với công nghệ tiện nghi cho mọi người dân có thể dễ dàng tiếp cận nắm bắt thông tin. Bên cạnh đó, cần đầu tư, nâng cấp các cơ sở đóng thuyền, phát triển kỹ thuật bảo quản sau thu hoạch. Hiện đại hóa và đầu tư nâng cấp khu vực chế biến đạt tiêu chuẩn quốc tế, đầu tư cơ sở hạ tầng nhằm nâng cao chất lượng và hạ thấp giá thành sản phẩm tạo ra sản phẩm có gái trị cao, mẫu mã đa dạng, đạt tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thế giới.

Việt Nam có thể tham khảo kinh nghiệm Thái Lan xuất khẩu thủy sản hàng đầu thế giới như phương hướng về đa dạng sản phẩm, cách chăm sóc nuôi trồng thủy sản bên cạnh đó cần phải biết cách chọn lọc cho phù hợp với điều kiện tự nhiên, giống vật nuôi, điều kiện cơ sở vật chất đánh bắt của Việt Nam.

24

TÓM TẮT CHƯƠNG 1

Trong chương 1, tác giả đã hệ thống hóa các lý thuyết về mặt hàng thủy sản, lý thuyết về xuất khẩu, tổng quan và xác định những đặc điểm cũng như vai trò của hoạt động xuất khẩu nói chung và xuất khẩu thủy sản nói riêng với sự phát triển của nền kinh tế.

Đặc biệt, tác giả đã chỉ ra và phân tích các yếu tố tác động trực tiếp và gián tiếp tới hoạt động xuất khẩu hàng thủy sản bao gồm nhóm các yếu tố ảnh hưởng đến cung của nước xuất khẩu (sự phát triển của nền kinh tế trong nước (quy mô nền kinh tế - GDP), quy mô dân số, chính sách của nhà nước trong hoạt động xuất nhập khẩu; nguồn nhân lực), nhóm các yếu tố ảnh hưởng đến cầu của nước nhập khẩu (quy mô dân số, quy mô nền kinh tế (GDP), chính sách nước nhập khẩu) và các yếu tố hấp dẫn/cản trở (chất lượng hàng xuất khẩu, hàng rào thuế quan, hàng rào phi thuế quan). Bên cạnh đó, tác giả có chỉ ra kinh nghiệm xuất khẩu của Thái Lan vào thị trường EU và cách mà Thái Lan nỗ lực để thoát khỏi “thẻ vàng” mà EU áp vào mặt hàng thủy sản của Thái Lan, qua đó Việt Nam cần học hỏi những gì từ Thái Lan để thoát khỏi thẻ vàng của EU và tăng xuất khẩu vào thị trường EU. Dự trên những lý luận của chương 1, sang chương 2 tác giả đi sâu vào nghiên cứu thực trạng mặt hàng thủy sản của Việt Nam xuất khẩu sang thị trường EU giai đoạn 2010 – 2020 để xác định một số vấn đề sau:

Nhu cầu, thị hiếu, thực trạng tiêu dùng các sản phẩm thủy sản của thị trường EU hiện tại như thế nào? Các nhóm yếu tố có ảnh hưởng gì đến nhu cầu của khách hàng, quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và EU có thuân lợi và khó khăn gì?

Tình hình xuất khẩu mặt hàng thủy sản cảu Việt Nam sang thị trường EU giai đoạn 2010 – 2020 đã đạt được những thành quả và khó khăn gì trong hoạt động xuất nhập khẩu, chế biến và các hoạt động hỗ trợ khác. Đồng thời, chỉ ra những mặt hạn chế còn tồn đọng của hoạt động xuất khẩu thủy sản EU là gì, nguyên nhân từ đâu của những bất cập đó.

25

Chương 2: THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM

VÀO THỊ TRƯỜNG EU GIAI ĐOẠN 2010-2020

Một phần của tài liệu Xuất khẩu mặt hàng thủy sản vào thị trường EU giai đoạn 2010 – 2020 (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)