Các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu thủy sản của Việt Nam

Một phần của tài liệu Xuất khẩu mặt hàng thủy sản vào thị trường EU giai đoạn 2010 – 2020 (Trang 38 - 42)

* Các yếu tố ảnh hưởng đến cung của nước xuất khẩu

- Sự phát triển của nền kinh tế trong nước (Quy mô nền kinh tế - GDP)

Quy mô nền kinh tế của Việt Nam (GDP) năm 2020 tăng 2,91%, tuy là mức tăng thấp nhất của các năm trong giai đoạn 2011-2020 nhưng trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, ảnh hưởng tiêu cực tới mọi lĩnh vực kinh tế – xã hội thì đây là thành công lớn của Việt Nam với mức tăng trưởng năm 2020 thuộc nhóm cao nhất thế giới. Trong khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản thì ngành thủy sản tăng 3,08%, cao hơn mức tăng 2,8% của năm 2015 và năm 2016 trong giai đoạn 2011-2020. GDP của Việt Nam tăng trưởng (các yếu tố khác không đổi) tức là xuất khẩu thủy sản của ngành thủy sản đang trên đà phát triển và tăng trưởng tốt.

- Quy mô dân số

Việt Nam là một trong quốc gia có số dân đông trên thế giới (đứng thứ 15 trên thế giới và thứ ba trong khu vực Đông Nam Á, với 96,46 triệu người (năm 2019)). Tỷ trọng dân số từ 15 – 64 tuổi chiếm 68,0%, tỷ trọng dân số dưới 15 tuổi và từ 65

29

tuổi trở lên lần lượt chiếm 24,3% và 7,7%. Như vậy, hiện tại Việt Nam đang trong thời kỳ “dân số vàng” khi mà cứ hai người trong độ tuổi lao động thì mới có một người phụ thuộc. Với quy mô hơn 96,46 triệu dân, sẽ tạo ra một lực lượng lao động lớn và dồi dào cho ngành thủy sản Việt Nam. Tuy nhiên theo dự báo đến năm 2040, Việt Nam sẽ kết thúc thời kỳ “cơ cấu dân số vàng”, tỷ lệ già hóa ngày càng cao sẽ dẫn tới khan hiếm nguồn nhân lực lao động trong ngành thủy sản Việt Nam, ảnh hưởng đến quá trình sản xuất và xuất khẩu thủy sản.

- Chính sách của nhà nước trong hoạt động xuất nhập khẩu

Thủ tướng chính phủ Việt Nam phê duyệt các quyết định về chiến lược phát triển thủy sản của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn 2045. Song song với đó là một số chính sách về phát triển thủy sản như chính sách tài chính và tín dụng hỗ trợ nhằm khuyến khích phát triển nuôi trồng thủy sản trên biển, chính sách thương mại về nhập khẩu nguyên liệu thủy sản và thiết lập hàng rào kỹ thuật phù hợp với quy định quốc tế nhằm bảo vệ sản xuất thủy sản trong nước, tổ chức lại hệ thống tiêu thụ sản phẩm thủy sản gắn với các chuỗi liên kết, đảm bảo truy xuất nguồn gốc, phù hợp với yêu cầu hội nhập quốc tế, khuyến khích đầu tư xây dựng trung tâm đấu giá, sàn giao dịch thương mại điện tử nhằm giới thiệu, quảng bá sản phẩm thủy sản. Một số chính sách thuế miễn thuế đối với một số trường hợp riêng biệt. Việt Nam luôn có những chính sách để tạo điều kiện, khuyến khích các doanh nghiệp thủy sản phát triển bên cạnh đó đẩy mạnh chương trình xuất khẩu thủy sản.

- Nguồn nhân lực

Hiện nay, cả nước hiện có hơn 5 triệu lao động trong ngành thủy sản hoạt động kinh tế trên biển và ven biển, và 4 triệu lao động ở thị trường thủy sản nước ngọt trong nước. Hiện tại, Việt Nam có hơn 50 trường Đại học và Cao đẳng có chuyên ngành đào tạo ngành nghề liên quan đến ngành nuôi trồng và chế biến thủy sản, hơn 300 trường cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp cùng với hàng nghìn cơ sở đào tạo chế biến thủy sản. Nguồn nhân lực thủy sản của Việt Nam ngày càng được nâng cao tay nghề, được đào tạo bài bản các kỹ năng và chuyên môn từ đó tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành thủy sản, từng bước đáp ứng yêu cầu của người lao động trong ngành.

Tuy nhiên, còn một số nguồn lao động có trình độ học vấn và tay nghề của công nhân ngành thuỷ sản không cao ảnh hưởng nhất định đến chất lượng hàng hoá và khả năng xây dựng các tiêu chuẩn quản trị chất lượng quốc tế: HACCP, GMP,ISO,.. Điều này được phản ánh qua thống kê của ngành thuỷ sản: tổng lao động của ngành khoảng 3,5 triệu người trong đó kinh tế quốc doanh chiếm hơn 90%

30

số lao động, trong số lao động đó thì 10% lao động mù chữ, 70% có trình độ cấp 1,15% trình độ cấp 2,2% có trình độ cấp 3, còn lại có trình độ cao đẳng và đại học.

* Các yếu tố ảnh hưởng đến cầu của nước nhập khẩu

- Quy mô dân số

Năm 2020, dân số của EU đạt xấp xỉ 437,9 triệu người (chiếm 6,25 % dân số thế giới). Với quy mô dân số đông như vậy, sẽ tạo ra nhu cầu tiêu dùng thủy sản nhập khẩu ngày càng lớn, vì vậy các doanh nghiệp thủy sản Việt Nam sẽ có cơ hội xuất khẩu nhiều mặt hàng thủy sản sang thị trường quy mô gần 500 triệu dân với mức tiêu dùng rất lớn.

- Quy mô nền kinh tế (GDP)

EU là một trong những liên minh kinh tế thịnh vượng nhất thế giới. Năm 2019, GDP của EU là 15,62 tỷ USD. GDP bình quân thu nhập đầu người xấp xỉ 47,84 nghìn USD/người. Với mức thu nhập bình quân đầu người cao hàng top đầu thế giới, chi tiêu của người tiêu dùng của EU rất cao, mức sống cao sẽ thúc đẩy người dân tiêu dùng các nhóm sản phẩm mang lại dinh dưỡng cao, mà mặt hàng thủy sản là một mặt hàng có giá trị dinh dưỡng cao trong nhóm các sản phẩm.

- Chính sách nước nhập khẩu

EU có yêu cầu cao về sản phẩm, vì vậy chính sách mà thị trường này ban hành đối với một số sản phẩm nhập khẩu thủy sản cũng rất là nghiêm ngặt và khắt khe như các tiêu chuẩn an toàn thực phẩm liên tục tăng cường kiểm tra, kiểm soát chất lượng sản phẩm và nguồn gốc xuất xứ đối với các mặt hàng nhập khẩu vào EU, đặc biệt là với các mặt hàng nông thủy sản từ châu Á, Quy định về IUU hạn chế việc tiếp cận thị trường EU đối với các sản phẩm thủy sản khai thác, yêu cầu phải được chứng nhận về việc tuân thủ theo luật thủy sản và các biện pháp bảo tồn. Sản phẩm thủy sản muốn xuất khẩu cá biển vào thị trường EU, phải có Chứng nhận quy định về chống đánh bắt cá hợp pháp của EU (IUU) từ tháng 9/2017 và các quy định về thông tin trên bao bì sản phẩm,…Mỗi chính sách đưa ra đều gây ảnh hưởng không nhỏ tới các doanh nghiệp thủy sản Việt Nam xuất khẩu thủy sản vào thị trường EU.

* Các yếu tố hấp dẫn/cản trở

- Chất lượng hàng xuất khẩu

Thuỷ sản Việt Nam xuất khẩu vào EU chủ yếu là hàng thô, giá trị gia tăng vẫn còn ít. Bên cạnh đó, mẫu mã kiểu dáng còn đơn điệu chưa hấp dẫn khách hàng, chất lượng hàng thuỷ sản chưa cao nên trước những đòi hỏi ngày càng khắt khe về chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm chỉ có các doanh nghiệp áp dụng có hiệu quả tiêu chuẩn HACCP mới được phép xuất khẩu vào thị trường EU. Người dân EU luôn tin dùng các sản phẩm thủy sản có chất lượng tốt, đảm bảo an toàn sức khỏe,

31

mà hiện tại các doanh nghiệp thủy sản Việt chưa đáp ứng được các yêu cầu của EU. Trong thời gian tới, Doanh nghiệp Việt cần tăng cường xuất khẩu các mặt hàng có chất lượng cao, đáp ứng được các yêu cầu tiêu chuẩn mà EU đề ra.

- Hàng rào thuế quan và hàng rào phi thuế quan

Hiện tại, EU vẫn duy trì chính sách quản lý hoạt động nhập khẩu thủy sản khá nghiêm ngặt. Chính sách gồm hai công cụ chính là các rào cản thuế quan và phi thuế quan. Về thuế quan, mức thuế nhập khẩu đối với thủy sản Việt Nam tại thị trường EU là 0-22%.

Về hàng rào phi thuế quan: Gồm các rào cản kỹ thuật và các rào cản về hành chính

Về hàng rào hành chính: Bao gồm một số công cụ phổ biến là: hạn ngạch, thủ tục hành chính về xuất khẩu hàng hóa, các biện pháp phòng vệ thương mại (chống bán phá giá và chống trợ cấp).

Về rào cản SPS và TBT: Rào cản TBT và SPS gồm các nhóm tiêu chí liên quan đến sản phẩm bao gồm: Ghi nhãn hàng hóa, tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm, tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm, quy tắc xuất xứ, quy định về bao bì và trách nhiệm của doanh nghiệp đối với môi trường và trách nhiệm với xã hội. EU là thị trường phát triển cao, các tiêu chí được thể hiện rất nghiêm ngặt như các quy định về tiêu chí: quy tắc xuất xứ, tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm và tồn dư hóa chất, nhiều sản phẩm thủy sản của Việt Nam như: Tôm, cá ngừ, cá basa nhiều lần không đáp ứng được các tiêu chuẩn này của Eu và bị trả về. Các rào cản ngày càng có xu hướng khắt khe hơn, khó hơn mà Việt Nam khó vượt qua. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp xuất khẩu

Năng lực chế biến thuỷ sản đông lạnh hiện tại được đánh giá là dư thừa so với nguồn nguyên liệu hiện có. Đây là một trong các nguyên nhân dẫn đến việc tranh mua nguyên liệu gay gắt giữa các doanh nghiệp, giá nguyên liệu ngày một bị đẩy lên cao. Các doanh nghiệp chế biến thuỷ sản phát triển nhanh hơn tốc độ đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản đã làm giảm tính cạnh tranh về giá của sản phẩm. Tỷ lệ hàng thuỷ sản xuất khẩu dưới dạng thô ít qua chế biến còn cao gây ảnh hưởng đến khả năng gia tăng kim ngạch xuất khẩu và việc tạo dựng sản phẩm thuỷ sản độc đáo riêng có của Việt nam trên thị trường EU.

Cơ sở vật chất phục vụ cho đánh bắt, bảo quản và chế biến thuỷ sản đã được cải thiện đáng kể nhưng tỷ lệ các cơ sở bảo quản, chế biến thuỷ sản mới đạt ở mức trung bình và yếu còn chiếm tỷ trọng cao, đây là nhân tố tác động đến chất lượng và vệ sinh an toàn của hàng thuỷ sản xuất khẩu.

32

Doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản phải tuân thủ các quy định của luật pháp mà chính phủ đưa ra, các quy định của ngành thủy sản của các quốc gia liên quan trong xuất nhập khẩu hàng hóa. Các chính sách liên quan đến xuất khẩu như: thuế, quy định về hàng xuất khẩu, tiêu chuẩn của các mặt hàng. Ngoài ra, khi tham gia vào sân chơi quốc tế, các doanh nghiệp tuân thủ theo các quy định của quốc tế như các hiệp định hiệp ước quốc tế mà quốc gia có tham gia kí kết, các quy định của hiệp định FTA, các vấn đề về pháp lý và tập quán quốc tế có liên quan đến xuất khẩu như Công ước viên 1980, incoterms 2010, 2020.

- Cơ sở hạ tầng

Các loại hình vận tải, hệ thống giao thông cảng biển ngày càng phát triển và có ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình vận tải như chất lượng, hệ thống xếp dỡ, kho đông lạnh của các sản phẩm thủy sản,.. Khi hệ thống cảng biển hiện đại sẽ giúp các nhà xuất khẩu giảm bớt thời gian bốc dỡ hàng hóa, thủ tục xuất hàng, tăng độ an toàn cho hàng hóa, đảm bảo chất lượng sản phẩm được tươi vì tính chất của sản phẩm thủy sản là phải cấp đông, thuận lợi trong việc thanh toán.

- Tỷ giá hối đoái

Tỷ giá hối đoái luôn biến động theo từng thời kì, giai đoạn khác nhau ảnh hưởng tới giá trị xuất khẩu thủy sản của Doanh nghiệp Việt Nam.

Nếu tỷ giá hối đoái thực tế giữa đồng USD so với đồng Việt Nam (USD/VND) tăng thì lợi thế sẽ thuộc về các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam do đó các doanh nghiệp Việt Nam tăng xuất khẩu để thu về nhiều ngoại tệ vì giá của đồng nội tệ giảm nhà xuất khẩu sẽ có lợi với cùng một lượng ngoại tệ thu về nhà xuất khẩu sẽ đổi được nhiều đồng nội tệ hơn trước, điều này kích thích hoạt động xuất khẩu phát triển. Điều này đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam tăng nhanh được các mặt hàng xuất khẩu, vì vậy có thể tăng được lượng dự trữ ngoại hối.

Một phần của tài liệu Xuất khẩu mặt hàng thủy sản vào thị trường EU giai đoạn 2010 – 2020 (Trang 38 - 42)