5. Phương pháp nghiên cứu
2.2.2. Thực trạng quản lý nguồn nhân lực tại khách sạn Duy Tân
Công tác tổ chức và quản lý nguồn nhân lực tại khách sạn Duy Tân là hiệu quả, tuy nhiên còn có một số vấn đề cần phải sữa chữa và khắc phục. Thông qua tìm hiểu ý kiến của một sốlãnh đạo tại khách sạn Duy Tân, nghiên cứu tiến hành phân tích thực trạng quản lý nguồn nhân lực tại đây
Công tác tuyển dụng nhân sự
(Nguồn: Điều tra của tác giả)
Hình 5: Sơ đồ quy trình tuyển dụng nhân sự tại khách sạn Duy Tân
SVTH: Diệp Thị Thu Trang– K44 QTKD Tổng Hợp 48
Đại
học Kinh
tế Hu
Trong năm 2013, số lượng nhân viên trong khách sạn tăng lên từ 217 nhân viên vào năm 2013 thành 228 nhân viên (Số liệu:phòng Hành Chính), có 12 nhân viên nghỉ việc trong đó có 3 nhân viên nghỉ sinh, 2 nhân viên nghỉ không lương và 7 nhân viên nghỉ chính thức. Như vậy, trong năm 2013 khách sạn đã tuyển dụng được 23 nhân viên vào làm tại các bộ phận khác nhau trong khách sạn. Trong đó, nhân viên được tuyển vào chủ yếu là nhân viên tại bộ phận nhà hàng, nhà bếp. Đây là 2 bộ phận cần nhiều lao động nhất , them vào đó, công việc tại 2 bộ phận này khá vất vả, nhân viên nghỉ việc nhiều nên công tác tuyển dụng thường xuyên được diễn ra nhằm đảm bảo đủ số lượng nhân viên, phục vụ khách hàng tốt nhất
Nhân viên được tuyển dụng vào khách sạn có đòi hỏi yếu tố ngoại hình, do đặc trưng của ngành dịch vụ nên yếu tố ngoại hình là không thể thiếu trong các khách sạn, đặc biệt là nhân viên tại bộ phận lễ tân, nhân viên phục vụvà đứng quầy tại nhà hàng. Khách sạn Duy Tân có một đội ngũ nhân viên đồng đều, có ngoại hình đẹp, gây thiện cảm đối với khách hàng
Bảng 6: Yêu cầu về nhân viên lễ tân tại Khách sạn Duy Tân (theo quan sát và đánh giá cá nhân)
Tiêu chí Mức trung bình
Trình độ ngoại ngữ Giao tiếp thành thục, có yêu cầu về bằng Tiếng Anh Ngoại hình Xinh, duyên dáng, cuốn hút
Chiều cao Nữ: >= 1m60 Nam: >=1m70
(Nguồn:Điều tra của tác giả)
Công tác đào tạo
Công tác đào tạo nhân viên tại khách sạn Duy Tân vẫn chưa thực sựđược chú trọng. Khách sạn Duy Tân không có các chương trình đào tạo chính thức, định kỳ cho nhân viên. Khi thực hiện đào tạo, chính những nhà quản lý trong khách sạn đào tạo nhân viên của bộ phận mình và các bộ phận khác, có rất ít các chương trình đào tạo do các chuyên gia giảng dạy.
Ví dụ, trong lần đào tạo cho nhân viên một số bộ phận như Nhà hàng, Buồng phòng, Bảo vệ diễn ra vào tháng 3/2013, Trưởng bộ phận Nhà hàng và Trưởng Bộ
Đại
học Kinh
tế Hu
phận Buồng phòng đóng vai trò là người đào tạo. Công tác bố trí, sử dụng nhân lực
Tại khách sạn, công tác luân chuyển nhân viên được thực hiện liên tục, những nhân viên trẻ, có ngoại hình có thểđược luân chuyển đến các bộ phận như Lễ tân, Nhà hàng
Khi điều tra định tính một số các nhân viên trong khách sạn, thì một số ít nhân viên cho rằng, họ được bố trí làm tại bộ phận khác với nguyện vọng ban đầu của bản thân, do đó, họ thấy công việc mình đang làm là nhàm chán, không thực sự tâm huyết với công việc của mình. Đây là một thực trạng đáng báo động trong xu thế hiện nay, và nhân viên làm việc tại khách sạn Duy Tân cũng không thể tránh khỏi tình trạng đó.