Mô hình 5 áp lực cạnh tranh Michael Porter

Một phần của tài liệu Xây dựng kế hoạch kinh doanh sản phẩm kính mắt thời trang và phát triển website bán hàng neweyewear (Trang 48 - 51)

 Khách hàng

Khách hàng có nhiều sự lựa chọn về sản phẩm và kênh mua sắm, dễ bị thu hút bởi các chương trình giảm giá, khuyến mãi nên ít trung thành hơn với thương hiệu. Khách hàng trẻ trong thời đại công nghệ thông tin kết nối có nhiều thông tin hơn trong quá trình mua hàng, họ có thể tự tìm ra các kênh mua hàng tốt nhất với giá cả và chất lượng họ mong muốn. Họ yêu cầu nhiều hơn về chất lượng dịch vụ khách hàng của doanh nghiệp. Các khách hàng kết nối thường xuyên chia sẻ quan điểm của mình trên mạng xã hội, cộng đồng của họ và tạo ra ảnh hưởng tốt hoặc xấu về doanh nghiệp một cách nhanh chóng.

Khách hàng trẻ, nhạy cảm với các xu hướng thời trang mới nhưng cũng rất nhanh thay đổi. Do đó, họ cần sự đa dạng sản phẩm và liên tục cập nhật. Các khách hàng này cũng rất bận rộn, thường xuyên sử dụng các kênh mua sắm online thay vì ra cửa hàng. Do đó, họ yêu cầu thông tin sản phẩm phải thật đầy đủ, quy trình mua sắm đơn giản, khả năng đáp ứng nhanh (phản hồi, giao hàng,…).

 Nhà cung cấp

Các nhà cung cấp gồm: công ty phân phối, nhà sản xuất

Nhà cung cấp ngoài nước:

Việc nhập các sản phẩm từ nước ngoài sẽ có được mức giá tốt hơn, đa dạng về phẩm nhưng khó kiếm soát chất lượng trong quá trình nhập hàng, thời gian giao nhận hàng lâu, rủi ro trong quá trình vận chuyển. Chi phí từ việc nhập hàng có thể khiến giá sản phẩm tăng lên. Khó tìm được nhà cung cấp uy tín để hợp tác lâu dài.

Nhà cung cấp trong nước:

Có khả năng đáp ứng tức thời, dễ dàng trao đổi, đặt hàng, thanh toán và giao nhận. Tuy nhiên, mẫu mã sản phẩm ít đa dạng hơn. Trong thực tế, hầu hết các sản phẩm kính mắt tại Việt Nam là do các công ty phân phối nhập hàng trực tiếp từ nhà sản xuất để cung cấp cho thị trường trong nước. Số lượng nhà cung cấp uy tín ít, số lượng người bán lẻ lại rất đông, nguy cơ phụ thuộc nhà cung cấp cao, khó đàm phán

38

giá tốt, khó cạnh tranh vì sản phẩm trùng lặp với các nhà bán lẻ khác vì nhập từ cùng nhà cung cấp.

 Sản phẩm thay thế

Các sản phẩm hàng giả, hàng nhái, kém chất lượng đang gây áp lực lớn cho các doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm chính hãng. Sản phẩm chất lượng thấp được làm tinh vi, rất khó để phân biệt. Các quy định của nhà nước về kiểm soát chất lượng sản phẩm còn khá lỏng lẻo nên các sản phẩm này vẫn được bày bán tràn lan. Người tiêu dùng không có nhiều hiểu biết về sản phẩm chính hãng, dễ mua nhầm hàng kém chất lượng.

 Đối thủ tiềm năng

Thị trường mắt kính dù có mức cạnh tranh cao, nhưng đặc điểm phân mảnh, cùng tốc độ phát triển ổn định vẫn luôn là thị trường hấp dẫn, thu hút nhiều người tham gia. Một số đối thủ tiềm năng phải kể đến: các cửa hàng quần áo thời trang, phụ kiện thời trang (đồng hồ, giày dép, túi xách, vòng tay, bông tai,…). Các thương hiệu này ngoài kinh doanh sản phẩm chủ lực của mình còn mở rộng kinh doanh thêm sản phẩm kính mắt, cụ thể là sản phẩm gọng kính thời trang. Ví dụ: Vascara, Elly, Kavi, Elle, Jenior, Floralpunk, Martians Club, Mignonne Inc., Sugar Punk, Amethyst Studio,…vv.

Kính thông minh tuy chưa phổ biến trên thị trường nhưng rất trong tương lai, loại kính này được kỳ vọng sẽ phổ biến hơn nữa. Không chỉ sở hữu khả năng tích hợp các công nghệ hiện địa như microphone, camera, màn hình chiếu,... mà nó còn được thiết kế với kiểu dáng đầy tinh xảo, nhiều tính năng - và có khả năng cạnh tranh lớn với các sản phẩm kính mắt trên thị trường. Một số công ty đã từng phát triển sản phẩm này Google, Intel, North,...vv.

 Đối thủ trong ngành

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm kính mắt thành công sở hữu chuỗi cửa hàng bán lẻ kính mắt lớn mạnh như: Mắt kính Sài Gòn, Mắt kính Điện Biên Phủ, Liên Sơn Optic, I-Megane, Mắt kính Việt,

39

Vinaoptic, Mắt kính Ánh Rạng (AR Group), Mắt kính Bích Ngọc, Công Ty TNHH Doll Eyes, SEED Việt Nam, Angle Eyes, ...vv.

Các cửa hàng kính chuyên về nhãn khoa tại các bệnh viện: Bệnh viện đa khoa mắt Sài Gòn, Bệnh viện mắt TP.HCM, Bệnh viện mắt Xanh Pôn, Bệnh viện mắt Cao Thắng,…vv.

Một số nhà phân phối kiêm bán lẻ: Maison, AR Group, Lens Mắt Wennie, Kính Mắt VNS, Công ty TNHH Trương Hào Phát, Hưng thịnh Phát, Công Ty TNHH Kính Mắt Việt Nam, Công ty TNHH TM Một Không Một, Công ty TNHH TM DV XNK Trần Nguyễn, Công ty Cổ Phần Thương Mại Đầu Tư Vilandio, SEED Việt Nam, Công Ty TNHH Mắt Việt Hàn, Cty TNHH Sản Xuất Thương Mại Vũ Gia Lục, Công ty TNHH Kính Mắt Thủy Tiên Công ty TNHH Kính Mắt Quang Hưng, Công Ty Cổ Phần Mắt Kính SALENOPTIC,...vv.

Các showroom chính hãng: Ray-ban, Aldo, Zara, Okaley, Eyewear Store, …vv. Các cửa hàng online được yêu thích: HATO, M-Glasses, Eye Plus, Owndays, SaiGon’s Boom Boom, Off Class Generation, Goki Sunglass, Fairyshop.com.vn, Nam Quang Optic, …vv.

Các đối thủ này thường chỉ kinh doanh một hoặc một số nhóm sản phẩm kính mắt nhất định, không phải toàn bộ sản phẩm ngành. Chẳng hạn, cửa hàng chuyên doanh kính mát, cửa hàng chuyên doanh kính áp tròng, cửa hàng kính thuốc (tròng kính, gọng kính, kính mát), cửa hàng kính thời trang (gọng kính, kính mát). Đây là cơ hội cho những người mới tham gia thị trường, có thể tạo ra sự khác biệt và ưu thế để cạnh tranh nhờ đa dạng hóa sản phẩm, dịch vụ.

Số lượng đối thủ cạnh tranh trên thị trường tuy lớn, nhưng vẫn chưa có người dẫn đầu. Thị trường giàu tiềm năng và có đủ cơ hội để những người tham gia mới bước vào.

40

Một phần của tài liệu Xây dựng kế hoạch kinh doanh sản phẩm kính mắt thời trang và phát triển website bán hàng neweyewear (Trang 48 - 51)