Kết quả của hoạt động nuôi con nuôi con nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoà

Một phần của tài liệu Pháp luật nuôi con nuôi của người nước ngoài và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam (Trang 87 - 89)

yếu tố nước ngoài

Luật Nuôi con nuôi năm 2010 ra đời đã có nhiều thay đổi tích cực, thống nhất các quy định về nuôi con nuôi nói chung và nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài nói riêng trong một văn bản pháp quy của Nhà nước, góp phần giải quyết nhanh chóng, hiệu quả các quan hệ nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài.

Năm 2012 Cục Con nuôi tiếp tục thực hiện quy trình nghiệp vụ giải quyết con nuôi nước ngoài trên tất cả các khâu: tiếp nhận hồ sơ, thẩm định hồ sơ, kiểm tra kết quả giới thiệu trẻ em đảm bảo công khai, minh bạch và chất lượng. Hiện nay, việc lập danh sách trẻ em đủ điều kiện làm con nuôi người nước ngoài đã được các Sở Tư pháp gửi lên Cục Con nuôi. Tuy việc lập danh sách của một số địa phương vẫn còn chậm song các địa phương đã có nỗ lực trong việc thực hiện các quy định của Luật Nuôi con nuôi năm 2010. Việc giải quyết hồ sơ đều tuân theo đúng trình tự pháp luật, không để xảy ra vấn đề gì sai phạm.

Trong năm 2012, Cục Con nuôi tiếp tục phát huy những kết quả đã đạt được của Chương trình tìm gia đình thay thế cho trẻ em có nhu cầu đặc biệt và đã giải quyết được nhiều trường hợp đối với trẻ em bị bệnh. Những trẻ em này hầu hết là những trẻ mắc các bệnh nghiêm trọng như tim bẩm sinh, HIV, dị tật, úng thủy não…rất khó có cơ hội tìm được gia đình thay thế ở trong nước. Tuy nhiên, với chính sách ưu tiên trong giải quyết hồ sơ của trẻ em bị bệnh, các em đã sớm có được một gia đình mới, có cơ hội được chữa bệnh.

Ngoài các trường hợp xin nhận con nuôi thông thường và trẻ bị bệnh, năm 2012, Cục đã giải quyết xong 77 trường hợp công dân thường trú ở các nước không có hiệp định hợp tác song phương với Việt Nam như: Đức, Anh,

Hàn Quốc, Đài Loan… xin nhận đích danh trẻ em có quan hệ họ hàng hoặc là con riêng của vợ/chồng làm con nuôi. Đây là những đối tượng đặc biệt, đa số đều là những người lao động, hiểu biết pháp luật còn hạn chế nên việc lập hồ sơ gặp nhiều trở ngại. Tuy nhiên, đây là những hồ sơ mà người nhận con nuôi có mối quan hệ thân thích hoặc có một bên là cha đẻ/mẹ đẻ của trẻ được nhận làm con nuôi. Do đó, Cục đã cố gắng tạo điều kiện tối đa để những trẻ em này được đoàn tụ gia đình và sống trong môi trường có người thân chăm sóc. Điều này cũng phù hợp với tinh thần nhân đạo của Luật Nuôi con nuôi năm 2010.

Theo số liệu thống kê của Cục, tổng số trẻ em được giải quyết làm con nuôi người nước ngoài tính từ thời điểm ngày 01/10/2011 đến hết ngày 30/09/2012 là 226 trường hợp, trong đó nam là 112 trường hợp và nữ là 117 trường hợp. Đặc biệt, năm 2012, Cục có giải quyết 11 trường hợp con nuôi người Mỹ, đây là các hồ sơ đã được giới thiệu trẻ từ trước khi Hiệp định song phương Việt Nam - Hoa Kỳ chấm dứt. Do vậy, việc giải quyết cho những hồ sơ này hoàn toàn dựa trên lợi ích của trẻ cũng như tinh thần nhân đạo mà Việt Nam và Hoa Kỳ đã thỏa thuận.

Bảng 3.1: Tình hình giải quyết nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài từ ngày 01/10/2011 đến ngày 30/09/2012

TT Tên nước Số hồ sơ Số hồ sơ đã giải quyết

Tổng số Nam Nữ

Italia 54 24 13 12

Tây Ban Nha 70 31 13 18

Canada 58 27 18 10 Pháp 102 59 32 28 Đan Mạch 05 0 0 0 Thụy Sĩ 08 0 0 0 Đài Loan 42 45 23 22 Hàn Quốc 15 19 04 15 Đức 02 02 01 01 Anh 03 03 01 02

Thụy Điển 0 01 0 01 Mỹ 13 11 06 05 Slovakia 01 01 01 0 Singapo 0 01 0 01 Ireland 0 01 0 01 áo 01 01 0 01 Tổng cộng 374 226 112 117

* Ghi chú: Tổng số trẻ em (Nam + Nữ) nhiều hơn tổng số trường hợp được giải quyết vì có trường hợp một gia đình/cha nuôi/mẹ nuôi nhận nhiều trẻ em.

Nguồn: Cục Con nuôi - Bộ Tư pháp.

Bên cạnh kết quả đạt được như đã nêu trên, việc giải quyết vấn đề nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài vẫn gặp phải nhiều khó khăn, pháp luật Việt Nam vẫn cần học hỏi thêm pháp luật các nước để hoàn thiện hơn nhằm giải quyết tốt hơn quan hệ nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài.

Một phần của tài liệu Pháp luật nuôi con nuôi của người nước ngoài và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam (Trang 87 - 89)