Nguồn cơ bản của các quy định về nuôi con nuôi quốc tế của Liên bang Nga

Một phần của tài liệu Pháp luật nuôi con nuôi của người nước ngoài và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam (Trang 51 - 53)

của Liên bang Nga

i. Điều ước quốc tế về nuôi con nuôi giữa Liên bang Nga với các nước;

ii. Bộ luật gia đình được ban hành ngày 29/12/1995 với các sửa đổi, bổ sung ngày 15/11/1997, 27/06/1998, 1/01/2000, 22/08/2004, 28/11/2004, 03/07/2006, 18/12/2006, 29/12/2006 và 15/02/2007 (Bộ luật gia đình).

2.2.4.2. Nguyên tắc chung của việc nhân nuôi con nuôi nước ngoài

i. Nuôi con nuôi là hình thức ưu tiên trong việc thu xếp mái ấm cho những trẻ em không được cha mẹ đẻ chăm sóc.

ii. Chỉ cho phép nhận trẻ em chưa đến tuổi thành niên làm con nuôi vì lợi ích tốt nhất của trẻ.

iii. Công dân nước ngoài hoặc người không quốc tịch chỉ được phép nhận trẻ em Nga làm con nuôi, nếu không thể thu xếp được cho gia đình công dân Nga cư trú trên lãnh thổ Liên bang Nga nhận làm con nuôi hoặc không thu xếp được cho người họ hàng của trẻ nhận làm con nuôi bất kể họ mang quốc tịch nước nào và cư trú ở đâu.

iv. Trẻ em chỉ có thể được cho làm con nuôi công dân Liên bang Nga thường trú ngoài lãnh thổ Liên bang Nga, công dân nước ngoài hoặc người không quốc tịch không có họ hàng với trẻ sau 6 tháng kể từ ngày thông tin về

trẻ thuộc diện không được cha mẹ chăm sóc được đưa vào dữ liệu ngân hàng liên bang về trẻ em thuộc diện không được cha mẹ chăm sóc.

Các nguyên tắc về nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài nêu trên được quy định tại Điều 124 Bộ luật gia đình cho thấy: nuôi con nuôi là hình thức ưu thế để thu xếp mái ấm cho trẻ bị bỏ rơi. Trẻ được cho làm con nuôi phải ở độ tuổi vị thành niên. Khi thu xếp cho trẻ làm con nuôi phải tính đến mọi khả năng để đảm bảo cho trẻ có điều kiện phát triển được toàn diện về thể chất, tâm lý, tinh thần và luân lý. Nuôi con nuôi chỉ được cho phép nếu phù hợp với lợi ích của trẻ. Việc cho trẻ em Nga làm con nuôi người nước ngoài, người không quốc tịch hoặc trẻ em nước ngoài có thể được cho làm con nuôi công dân Nga định cư ở nước ngoài, công dân nước ngoài hoặc người không quốc tịch định cư ở Nga khi đáp ứng các điều kiện luật định.

2.2.4.3. Thủ tục xin nhận con nuôi nước ngoài

Việc giải quyết cho nhận trẻ em làm con nuôi được tòa án giải quyết theo yêu cầu của người xin con nuôi trên cơ sở đơn đề nghị của người xin con nuôi. Tòa án xem xét giải quyết việc nuôi con nuôi theo trình tự thủ tục đặc biệt do pháp luật tố tụng dân sự quy định. Khi tòa án xem xét giải quyết việc cho - nhận con nuôi thì bắt buộc người xin con nuôi phải tham gia trực tiếp. Ngoài ra, còn có sự tham gia của cơ quan giám hộ, trợ tá và công tố viên vào việc giải quyết nuôi con nuôi.

Để giải quyết việc nuôi con nuôi cần phải có kết luận của cơ quan giám hộ, trợ tá về tính hợp lý của việc giải quyết cho trẻ làm con nuôi và sự phù hợp của việc cho trẻ làm con nuôi với lợi ích của trẻ, trong đó phải nói rõ các thông tin về mối quan hệ của người xin con nuôi với trẻ em.

Thủ tục trình tự giải quyết cho trẻ em làm con nuôi và kiểm tra về điều kiện sống của trẻ và việc giáo dục trẻ tại gia đình cha mẹ nuôi trên lãnh thổ Liên bang Nga do Chính phủ Liên bang Nga quy định.

Quyền và nghĩa vụ của cha mẹ nuôi và trẻ em được nhận làm con nuôi phát sinh từ ngày quyết định của tòa án về việc cho trẻ làm con nuôi có hiệu lực. Trong thời hạn 3 ngày kể từ ngày quyết định của tòa án có hiệu lực pháp luật, tòa án phải thông báo cho cơ quan đăng ký hộ tịch nơi tòa án ra quyết định để đăng ký vào sổ hộ tịch. Việc nuôi con nuôi được đăng ký vào sổ hộ tịch quốc gia.

Một phần của tài liệu Pháp luật nuôi con nuôi của người nước ngoài và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam (Trang 51 - 53)