Một số quy định cơ bản về nuôi con nuôi nước ngoài của Trung Quốc

Một phần của tài liệu Pháp luật nuôi con nuôi của người nước ngoài và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam (Trang 45 - 47)

con nuôi đến Trung Quốc để nhận con nuôi, đồng thời cũng báo cho các cơ quan hữu quan như Sở Nội vụ của chính quyền nhân dân tỉnh, vùng tự trị hoặc thành phố tự trị dưới sự quản lý trực tiếp của chính quyền trung ương và gửi cho người giao trẻ em làm con nuôi văn bản thông báo của người nước ngoài đồng ý nhận trẻ em làm con nuôi.

Người nước ngoài nhận trẻ em Trung Quốc làm con nuôi sẽ trực tiếp đến Trung Quốc để làm các thủ tục nhận con nuôi. Nếu vợ chồng người nước ngoài cùng nhận con nuôi mà một trong hai người không trực tiếp đến Trung Quốc để làm thủ tục nhận con nuôi được thì phải có giấy ủy quyền cho người còn lại. Giấy ủy quyền phải được công chứng/chứng thực bởi cơ quan có thẩm quyền của nước hai vợ chồng cư trú.

2.2.2.4. Một số quy định cơ bản về nuôi con nuôi nước ngoài của Trung Quốc Trung Quốc

Ở Trung Quốc, trẻ em dưới 14 tuổi có thể được làm con nuôi người nước ngoài nếu thuộc diện: mồ côi, bị bỏ rơi hay gia đình khó khăn không có khả năng nuôi dưỡng.

Một cặp vợ chồng người nước ngoài muốn xin trẻ em Trung Quốc làm con nuôi phải đáp ứng được những điều kiện tương đối ngặt nghèo:

i. Họ phải ở độ tuổi từ 30 đến 50. Nếu nhận trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt thì phải từ 30 đến 55 tuổi.

ii. Vợ chồng đang trong thời kỳ hôn nhân thì ít nhất phải kết hôn từ 2 năm trở lên. Nếu đã từng ly hôn (không quá hai lần) thì thời gian kết hôn của họ phải trên 5 năm.

iii. Cả hai vợ chồng đều phải khỏe mạnh, không được mắc các bệnh như: + AIDS;

+ Bệnh thần kinh; + Bệnh truyền nhiễm; + Mù;

+ Bệnh hiểm nghèo…

iv. Vợ chồng có nghề nghiệp ổn định. Thu nhập bình quân hàng năm của gia đình đạt 10 000 đô la Mỹ/người, bao gồm cả con nuôi tương lai và giá trị tài sản ròng của gia đình trên 80 000 đô la Mỹ (không bao gồm các khoản phúc lợi như tiền cứu tế, lương hưu, bảo hiểm thất nghiệp…).

v. Vợ chồng đều phải học hết phổ thông trung học trở lên hoặc đã được đào tạo tại trường dạy nghề hoặc tương đương.

vi. Trong gia đình có không quá 5 trẻ em và trẻ nhỏ nhất phải trên 1 tuổi (không áp dụng đối với việc nhận trẻ em cần được chăm sóc đặc biệt).

vii. Cả hai vợ chồng đều chưa bị kết án hình sự, là những người trung thực, có tư cách đạo đức tốt, tuân thủ pháp luật.

viii. Cả hai vợ chồng không thuộc một trong các trường hợp:

+ Có tiền sử về bạo lực gia đình, lạm dụng tình dục, bỏ rơi hoặc lạm dụng trẻ em;

+ Có tiền sử dùng chất ma túy;

+ Có tiền sử nghiện rượu và thời gian cai nghiện dưới 10 năm.

Nếu một người đàn ông không có vợ xin trẻ em gái làm con nuôi thì ngoài các điều kiện chung cần đáp ứng, người đàn ông này bắt buộc phải hơn con nuôi ít nhất 40 tuổi.

Trong trường hợp người vợ hoặc chồng giao con mình làm con nuôi sau khi người chồng hoặc người vợ kia qua đời thì bố, mẹ đẻ của người chồng, người vợ qua đời được quyền ưu tiên nuôi dưỡng đứa trẻ. Với quy

định này thì ông, bà sẽ được quyền ưu tiên nuôi cháu khi cha, mẹ của trẻ em qua đời.

Các khoản tiền chính người nước ngoài xin con nuôi Trung Quốc phải nộp là: phí cho cơ quan đăng ký việc nuôi con nuôi và phí cho tổ chức nuôi con nuôi. Ngoài ra, người nước ngoài được khuyến khích tài trợ cho các cơ quan phúc lợi xã hội nhằm hỗ trợ các cơ quan này cải thiện tốt hơn điều kiện nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ em.

Trẻ em Trung Quốc sau khi được người nước ngoài nhận làm con nuôi trong vòng không quá một năm phải được phía nước ngoài cam kết cho nhập quốc tịch nước nhận và từ thời điểm này trẻ mặc nhiên mất quốc tịch Trung Quốc. Trong một năm đầu, cha mẹ nuôi phải thông báo cho Trung tâm con nuôi trung ương về tình trạng phát triển thể chất và tinh thần của trẻ (6 tháng/lần).

Với những quy định cụ thể, chặt chẽ về nuôi con nuôi nói chung và nuôi con nuôi quốc tế nói riêng, Trung Quốc đã rất thành công và thu được kết quả tốt trong hoạt động này, tạo điều kiện thuận lợi cho người nước ngoài có nhu cầu xin con nuôi.

Một phần của tài liệu Pháp luật nuôi con nuôi của người nước ngoài và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam (Trang 45 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)