Cơ quan Trung ương có thẩm quyền về con nuôi và tổ chức được ủy nhiệm

Một phần của tài liệu Pháp luật nuôi con nuôi của người nước ngoài và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam (Trang 35 - 37)

được ủy nhiệm

* Cơ quan Trung ương có thẩm quyền về nuôi con nuôi

Mỗi quốc gia thành viên phải chỉ định một cơ quan trung ương có thẩm quyền trong lĩnh vực nuôi con nuôi để thực hiện các nhiệm vụ Công ước quy định. Những nhiệm vụ đó là:

Áp dụng trực tiếp hoặc với sự giúp đỡ của các cơ quan công quyền tất cả các biện pháp thích hợp nhằm ngăn ngừa việc thu lợi bất chính từ hoạt động nuôi con nuôi và ngăn chặn những vụ việc trái với mục đích của Công ước.

Thu thập, lưu trữ và trao đổi những thông tin liên quan đến tình trạng của trẻ em và của cha mẹ nuôi tương lai, trong chừng mực cần thiết nhằm thực hiện việc nuôi con nuôi. Nhiệm vụ này giúp cả quốc gia cho và quốc gia nhận

đều nắm được điểm cơ bản của người nhận nuôi và trẻ được cho làm con nuôi.

Tạo điều kiện thuận lợi, theo dõi và thúc đẩy thủ tục cho nhận con nuôi. Sự ra đời của cơ quan trung ương trong lĩnh vực này ở mỗi nước thành viên là để kiểm sát một cách tổng thể việc nuôi con nuôi quốc tế, tránh những khó khăn, phiền phức trong khâu thủ tục "cho - nhận" của hoạt động này ở địa phương.

Thúc đẩy việc phát triển ở quốc gia mình các dịch vụ tham vấn về vấn đề cho nhận con nuôi và sau khi nhận nuôi. Điều này có ý nghĩa quan trọng vì các dịch vụ tham vấn ra đời sẽ trang bị cho cha mẹ nuôi những kiến thức thiết yếu về gia đình, xã hội, pháp luật… để họ có thể mang lại cho trẻ được nhận nuôi một gia đình hạnh phúc.

Trao đổi các báo cáo tổng quát, đánh giá kinh nghiệm về lĩnh vực nuôi con nuôi nước ngoài. Sự trao đổi này giúp các cơ quan trung ương có thẩm quyền (về nuôi con nuôi) của các nước thành viên bổ sung cho nhau những thiếu sót để có thể thực hiện tốt những nghĩa vụ Công ước quy định.

Đáp ứng những đề nghị có tính chất thông tin của các cơ quan trung ương có thẩm quyền khác hoặc của các cơ quan công quyền về một tình trạng con nuôi cụ thể trong phạm vi mà pháp luật của quốc gia họ cho phép. Điều này thể hiện sự hoạt động công khai, minh bạch khi chia sẻ thông tin giữa các cơ quan có thẩm quyền, cơ quan công quyền về tình hình chung hoặc về một tình trạng nuôi con nuôi cụ thể.

* Tổ chức được ủy nhiệm

Bên cạnh cơ quan trung ương có thẩm quyền, Công ước còn quy định các tổ chức được ủy nhiệm. Các tổ chức này theo đuổi mục đích phi lợi nhuận, giúp cơ quan trung ương làm việc, thành viên là những người đủ tiêu chuẩn về đạo đức, được đào tạo hoặc có kinh nghiệm trong lĩnh vực nuôi con nuôi quốc tế. Tuy nhiên hoạt động của các tổ chức này được đặt dưới sự giám

sát của các nhà chức trách có thẩm quyền. "Một tổ chức được ủy nhiệm ở một quốc gia ký kết này chỉ có thể hoạt động ở một quốc gia ký kết khác nếu tổ chức này được các nhà chức trách có thẩm quyền của cả hai quốc gia cho phép làm như vậy" [15, Điều 12].

Một phần của tài liệu Pháp luật nuôi con nuôi của người nước ngoài và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)