Bài học kinh nghiệm từ pháp luật của Pháp

Một phần của tài liệu Pháp luật nuôi con nuôi của người nước ngoài và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam (Trang 89 - 90)

Theo quy định của Pháp thì: Người nhận con nuôi phải trên 28 tuổi. Ở độ tuổi này, những người nhận con nuôi đã phát triển toàn diện về thể chất, trí tuệ, có đủ các điều kiện thiết yếu để đảm bảo cuộc sống của cá nhân mình và cuộc sống cho con nuôi. So với quy định của Luật Nuôi con nuôi năm 2010

thì độ tuổi này được giảm xuống 8 tuổi. Theo đa số các nước, ở độ tuổi 20, mỗi cá nhân đã có đầy đủ năng lực hành vi dân sự, đã thành niên và được quyền lập gia đình. Tuy nhiên, trên thực tế những người 20 tuổi ở Việt Nam có đầy đủ các điều kiện về kinh tế, sức khỏe, chỗ ở và các điều kiện khác để nhận con nuôi còn rất hạn chế.

Ngoài quy định về độ tuổi của người nhận con nuôi thì theo pháp luật của Pháp các điều kiện khác như: hoàn cảnh gia đình, điều kiện vật chất, sức khỏe, tâm lý xã hội của người nhận con nuôi phải được các cơ quan có thẩm quyền của Pháp điều tra, đánh giá dưới hình thức lập bản báo cáo tâm lý và xã hội. Quy định này giúp các cơ quan chức năng kiểm soát được điều kiện của người nhận con nuôi một cách chặt chẽ. Tại Điều 14 Luật Nuôi con nuôi 2010 thì pháp luật Việt Nam mới chỉ đưa ra điều kiện của người nhận nuôi là có sức khỏe, kinh tế, chỗ ở bảo đảm việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con nuôi nhưng chưa có cơ chế nào/cơ quan nào kiểm soát được các điều kiện này.

Như vậy, đối với điều kiện của người nhận con nuôi theo pháp luật Pháp có hai điểm để pháp luật Việt Nam tham khảo và học hỏi là độ tuổi của người xin con nuôi và "Báo cáo tâm lý xã hội của người xin con nuôi".

Một phần của tài liệu Pháp luật nuôi con nuôi của người nước ngoài và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam (Trang 89 - 90)