Những yêu cầu về thủ tục cho, nhận con nuôi nước ngoà

Một phần của tài liệu Pháp luật nuôi con nuôi của người nước ngoài và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam (Trang 37 - 38)

Công ước đưa ra một quy trình về thủ tục giải quyết việc cho và nhận con nuôi theo chuẩn mực quốc tế, góp phần bảo vệ quyền lợi của các bên liên quan, đặc biệt là của trẻ em, cha mẹ đẻ và cha mẹ nuôi. Qua đó, Công ước góp phần làm đơn giản hóa thủ tục hiện hành ở các nước thành viên.

Công ước quy định người thường trú ở một quốc gia thành viên (nước nhận) muốn xin nhận một trẻ em thường trú ở một quốc gia thành viên khác (nước gốc), thì phải liên hệ với cơ quan trung ương có thẩm quyền của nước nhận. Đây là quy định có tính chất bắt buộc. Tuy nhiên, đơn xin phép nuôi con nuôi không nhất thiết phải nộp tại cơ quan trung ương, mà có thể nộp tại cơ quan nhà nước khác hoặc nộp cho một tổ chức được chỉ định tại nước nhận, nếu pháp luật cho phép.

Cơ quan trung ương có thẩm quyền của nước cho và nước nhận phải làm báo cáo về tình trạng của trẻ em và cha mẹ nuôi rồi chuyển cho nhau các báo cáo đó.

Điều kiện để một quyết định của quốc gia gốc về việc giao trẻ em cho cha mẹ nuôi tương lai được thông qua là:

i. Cha mẹ nuôi tương lai đã đồng ý;

ii. Quốc gia nhận đã chấp thuận quyết định này;

iii. Cả hai quốc gia đồng ý cho tiến hành thủ tục nuôi con nuôi;

Công ước nghiêm cấm việc cha mẹ nuôi tiếp xúc với trẻ em, trước khi hoàn thành thủ tục xin nhận con nuôi. Đồng thời, Công ước không cho phép cha mẹ nuôi được nộp đơn trực tiếp cho cơ quan trung ương hoặc bất cứ cơ quan nhà nước nào khác hoặc cho một tổ chức được chỉ định của nước gốc, trừ trường hợp được pháp luật nước này cho phép.

Quốc gia gốc và quốc gia nhận tạo mọi điều kiện thuận lợi để việc cho và nhận con nuôi quốc tế diễn ra an toàn, suôn sẻ.

Một phần của tài liệu Pháp luật nuôi con nuôi của người nước ngoài và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam (Trang 37 - 38)