Trách nhiệm kiểm tra, xác minh hồ sơ của trẻ em được giới thiệu làm con nuôi người nước ngoà

Một phần của tài liệu Pháp luật nuôi con nuôi của người nước ngoài và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam (Trang 84 - 85)

thiệu làm con nuôi người nước ngoài

Theo Nghị định số 68/2002/NĐ-CP thì thủ tục nộp hồ sơ xin con nuôi được quy định như sau: Toàn bộ hồ sơ của người nước ngoài xin nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi được nộp tập trung tại một địa chỉ là Cơ quan con nuôi quốc tế của Việt Nam (Cục Con nuôi quốc tế thuộc Bộ Tư pháp). Sau khi kiểm tra hồ sơ của cha mẹ nuôi, Cục con nuôi sẽ gửi công văn tới Sở Tư pháp đề nghị Sở Tư pháp yêu cầu cơ sở nuôi dưỡng giới thiệu trẻ em. Như vậy, hồ sơ giới thiệu trẻ em chỉ có một loại giấy tờ, không thể hiện đầy đủ các thông tin về trẻ em. Điều này dẫn đến tình trạng có nhiều trường hợp trẻ em được Cục con nuôi giới thiệu cho cha mẹ nuôi và được cha mẹ nuôi đồng ý nhận nhưng trong quá trình hoàn thiện hồ sơ thì cơ quan có thẩm quyền mới phát hiện trẻ em không đủ điều kiện để làm con nuôi người nước ngoài. Đối với những trường hợp này, Cục con nuôi phải thông báo lại cho cha mẹ nuôi về trẻ em đã giới thiệu không đủ điều kiện làm con nuôi, đồng thời phải giới thiệu trẻ em khác cho cha mẹ nuôi. Đây là một điểm hạn chế của các quy định pháp luật cũ.

Để khắc phục hạn chế này, Luật Nuôi con nuôi năm 2010 (Điều 33) đã xác định cụ thể trách nhiệm kiểm tra, xác minh hồ sơ của trẻ em được giới thiệu làm con nuôi người nước ngoài và việc tiến hành xác minh hồ sơ được thực hiện từ cấp dưới lên cấp trên. Theo đó, Sở Tư pháp có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ, tiến hành lấy ý kiến bằng văn bản (có chữ ký/điểm chỉ) của người giám hộ của trẻ em được giới thiệu làm con nuôi và ý kiến của trẻ em đó (nếu

trẻ em được giới thiệu làm con nuôi từ đủ 9 tuổi trở lên). Nếu trẻ em bị bỏ rơi cần được xác minh thì Sở Tư pháp đề nghị cơ quan công an xác minh. Sau khi kiểm tra, xác minh, nếu thấy trẻ em có đủ điều kiện để cho làm con nuôi nước ngoài thì Sở Tư pháp xác nhận và gửi Bộ Tư pháp.

Quy định mới này của Luật Nuôi con nuôi năm 2010 rất hợp lý, giúp cho việc giải quyết hồ sơ nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài được thuận lợi, nhanh chóng, tránh trường hợp phải trả lại những hồ sơ của trẻ em không đủ điều kiện khi cha mẹ nuôi đã đồng ý nhận những trẻ em đó.

Một phần của tài liệu Pháp luật nuôi con nuôi của người nước ngoài và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam (Trang 84 - 85)