Bài học kinh nghiệm từ pháp luật của Trung Quốc

Một phần của tài liệu Pháp luật nuôi con nuôi của người nước ngoài và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam (Trang 90 - 91)

Các điều kiện về trình độ học vấn, kinh tế, sức khỏe, đạo đức, lối sống, kỹ năng chăm sóc trẻ em của người nhận con nuôi được pháp luật Trung Quốc quy định rất chặt chẽ nhằm đảm bảo cho trẻ được nhận nuôi sẽ được sống trong một môi trường gia đình tốt, được chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục tốt. Ngoài quy định chung về độ tuổi của người nhận con nuôi (từ 30 tuổi đến 55 tuổi), trong trường hợp một người đàn ông không có vợ nhận trẻ em gái làm con nuôi thì khoảng cách tuổi giữa người nhận con nuôi và con nuôi không ít hơn 40 tuổi. Quy định này nhằm bảo vệ tốt nhất cho trẻ em, hạn chế và loại bỏ các trường hợp trẻ em sẽ bị xâm hại về sức khỏe, lợi dụng về

tình dục.

Thêm vào đó, với quy định ưu tiên ông, bà được nuôi cháu khi cháu mồ côi cha, mẹ có thể được xem như nguyên tắc trong hoạt động nuôi con nuôi của Trung Quốc. Điều này khác biệt với pháp luật Việt Nam (cấm ông, bà nhận cháu làm con nuôi - Điều 13 Luật Nuôi con nuôi năm 2010) nhưng phân tích kỹ sẽ thấy hợp lý rằng: việc ông, bà được ưu tiên nuôi cháu trước khi cháu được cho làm con nuôi người ngoài/người nước ngoài sẽ đảm bảo một cách tối đa cho trẻ được sống với những người ruột thịt, sống trong môi trường gia đình gốc.

Với những quy định tiến bộ như vậy, Trung Quốc đã giải quyết rất hiệu quả vấn đề nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài. Do đó, pháp luật Trung Quốc được xem là bài học hay để cho pháp luật Việt Nam tham khảo và áp dụng.

Một phần của tài liệu Pháp luật nuôi con nuôi của người nước ngoài và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam (Trang 90 - 91)