Một số quy định cơ bản về nuôi con nuôi nước ngoài của Tây Ban Nha

Một phần của tài liệu Pháp luật nuôi con nuôi của người nước ngoài và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam (Trang 49 - 50)

2.2.3.4. Một số quy định cơ bản về nuôi con nuôi nước ngoài của Tây Ban Nha Tây Ban Nha

Để đảm bảo tối đa quyền và lợi ích cho trẻ em được nhận làm con nuôi, pháp luật của Tây Ban Nha đã quy định rất chặt chẽ về điều kiện của cha mẹ nuôi. Theo đó, cha mẹ nuôi phải có năng lực và động cơ phù hợp để nhận con nuôi, để thực hiện quyền làm cha mẹ, giải quyết những khác biệt, hậu quả và trách nhiệm khi tham gia vào hoạt động nuôi con nuôi quốc tế.

Người xin nhận con nuôi phải có một bản báo cáo đánh giá tâm lý xã hội về hoàn cảnh cá nhân, gia đình và các mối quan hệ của người xin nhận con nuôi, về khả năng xây dựng những mối quán hệ bền vững và an toàn, về kỹ năng giáo dục và khả năng chăm sóc trẻ em. Trên cơ sở đó, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ đưa ra những tiêu chí đánh giá về tình phù hợp của người xin nhận con nuôi.

Cha mẹ nuôi phải cam kết thực hiện một số việc sau khi nhận con nuôi. Cụ thể là: (i) Cha mẹ nuôi phải cung cấp trong thời gian luật định những thông tin, tài liệu và trả lời phỏng vấn theo yêu cầu mà cơ quan quan nhà nước có thẩm quyền về bảo vệ trẻ em hoặc cơ quan phối hợp được ủy quyền đưa ra, cơ quan nhà nước có thẩm quyền về bảo vệ trẻ em của Tây Ban Nha hoặc cơ quan có thẩm quyền ở nước cho trẻ em cũng có thể yêu cầu cung cấp báo cáo theo dõi sau khi nhận con nuôi; và (ii) cha mẹ nuôi phải hoàn tất trong khoảng thời gian quy định mọi thủ tục sau nhận con nuôi theo pháp luật của nước cho trẻ em.

Đối với trẻ em được nhận làm con nuôi khi đạt đến một độ tuổi nhất định hoặc khi trẻ em đó vẫn còn người đại diện là cha mẹ đẻ, trẻ em có quyền được biết những cơ sở số liệu về nguồn gốc của mình do các cơ quan nhà

nước Tây Ban Nha lưu giữ mà không bị hạn chế bởi những yếu tố có thể là do pháp luật của nước gốc của trẻ em quy định.

Để đảm bảo nhà nước quan tâm một cách thích đáng tới trẻ em được nhận làm con nuôi và hỗ trợ cha mẹ nuôi, cơ quan có thẩm quyền của Tây Ban Nha thành lập các trung tâm hỗ trợ sau nhận con nuôi để giải quyết các vấn đề đặc biệt của cha mẹ nuôi và con nuôi.

Với những quy định có tính hệ thống và chặt chẽ như trên, pháp luật của Tây Ban Nha đã đáp ứng được các yêu cầu của xã hội trong lĩnh vực nuôi con nuôi quốc tế.

Một phần của tài liệu Pháp luật nuôi con nuôi của người nước ngoài và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam (Trang 49 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)