Chọn địa điểm nghiên cứu

Một phần của tài liệu Ngành nông –lâm –thủy sản Vĩnh Phúc: Hiện trạng và giải pháp (Trang 31 - 32)

- Vĩnh Phúc có đặc thù là địa hình có cả 3 vùng: miền núi, trung du và đồng bằng; Căn cứ vào đặc điểm địa hình của từng huyện, thành, thị và đặc trưng sản xuất của từng vùng, tác giả đã chọn 3 xã đại diện cho 3 vùng sinh thái để nghiên cứu. Mẫu chọn ra vừa phải đảm bảo tính đại diện cho từng vùng, vừa đại diện và suy rộng cho cả tỉnh.

+ Xã Vĩnh Thịnh - huyện Vĩnh Tường: Vĩnh Tường là huyện đồng bằng, 1 trong 2 huyện trọng điểm về lúa của tỉnh, năng suất lúa ở đây cao nhất tỉnh (60-65 tạ/ha). Xã Vĩnh Thịnh được chọn điều tra có thể đại diện cho vùng đồng bằng của tỉnh, số hộ điều tra chọn mẫu là 50 hộ.

Xã Vĩnh Thịnh có diện tích 10,01 km2, dân số 8.909 người, tổng số hộ là 1.928 hộ. Sản xuất nông nghiệp ở Vĩnh Thịnh ngoài cây lúa, các hộ còn trồng các loại cây như ngô, lạc, đậu tương, các loại cây ăn quả như chuối, nhãn, hồng,...Chăn nuôi bò sữa là một thế mạnh của Vĩnh thịnh, ngoài ra các hộ còn chăn nuôi lợn, gia cầm,...

+ Xã Đồng Thịnh - huyện Lập Thạch: là xã miền núi, có lợi thế về phát triển đồi rừng, cây ăn quả và chăn nuôi gia súc. Với diện tích là 11,35 km2, dân số năm 2006 là 8.178 người, số hộ là 1.867 hộ. Sản xuất nông nghiệp ở

Đồng Thịnh chủ yếu tập trung vào cây lúa, cây ăn quả và chăn nuôi gia súc, một phần nuôi trồng thuỷ sản ở diện tích chiêm trũng nhưng không đáng kể. Số hộ điều tra chọn mẫu là 50 hộ.

+ Xã Đồng Tĩnh - huyện Tam Dương: là xã thuộc vùng trung du có lợi thế về phát triển cây ăn quả và chăn nuôi gia cầm. Đồng Tĩnh có diện tích 10,29 km2, dân số 10.377 người và 2.796 hộ. Dân số chủ yếu sống bằng nghề nông

và làm thuê vào những tháng nông nhàn, do vậy đời sống của nhân dân trong xã còn nghèo, thu nhập thấp. Số hộ điều tra chọn mẫu là 50 hộ.

Một phần của tài liệu Ngành nông –lâm –thủy sản Vĩnh Phúc: Hiện trạng và giải pháp (Trang 31 - 32)