Kết quả sản xuất ngành thuỷ sản

Một phần của tài liệu Ngành nông –lâm –thủy sản Vĩnh Phúc: Hiện trạng và giải pháp (Trang 81 - 84)

III. Đất chƣa sử dụng 3524,96 3548,38 3461,69 98,

6 Tre, nứa, luồng khai thác

2.4.3. Kết quả sản xuất ngành thuỷ sản

Thuỷ sản được xác định là khâu đột phá trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của tỉnh, giai đoạn 2003 – 2007, giá trị sản xuất ngành thuỷ sản có tốc độ tăng trưởng cao, tăng bình quân 13,37%/năm. Năm 2002, giá trị sản xuất thuỷ sản đạt 54,6 tỷ đồng; năm 2007 đạt 102,237 tỷ đồng (giá so sánh 94), tăng 87,3%. Những huyện có diện tích nuôi trồng thuỷ sản lớn và có hiệu quả là Lập Thạch, Bình Xuyên, Yên Lạc, Vĩnh Tường (diện tích nuôi trồng >700ha)[4]. Các giống thuỷ sản mới có năng suất và giá trị kinh tế cao như chép lai, rô phi đơn tính, chim trắng, tôm càng xanh,... đã được đưa vào

sản xuất và bước đầu đạt những kết quả nhất định.

Bên cạnh việc nuôi theo hình thức quảng canh truyền thống, các hộ nông dân đã áp dụng các hình thức nuôi thâm canh, nuôi công nghiệp. Nhiều dự án cải tạo vùng trũng được triển khai, giai đoạn 2003 – 2007 đã cải tạo được gần 1 ngàn ha đất chiêm trũng sang nuôi trồng thuỷ sản theo hình thức 1 lúa +1 cá hoặc chuyên cá. Diện tích nuôi trồng thuỷ sản năm 2007 đạt 5.919,6 ha, tăng bình quân 7,51%/năm; Tổng sản lượng thuỷ sản 11,85 ngàn tấn, trong đó sản lượng nuôi trồng 10,39 ngàn tấn, tăng bình quân 14,3%/năm. Kết quả cụ thể ở bảng 2.14.

- Sản xuất cá giống: Vĩnh Phúc là tỉnh có truyền thống về sản xuất cá giống và được đưa đi tiêu thụ ở rất nhiều tỉnh từ Bắc vào Nam. Hiện nay,

trên địa bàn tỉnh có 18 cơ sở cho cá đẻ nhân tạo, hầu hết tập trung ở huyện Vĩnh Tường. Hàng năm sản xuất trên 1 tỷ cá bột. Đáp ứng đầy đủ cho sản xuất trên địa bàn.

- Công tác bảo vệ nguồn lợi thủy sản và phòng trị dịch bệnh: Việc tuyên truyền đưa Pháp lệnh bảo vệ nguồn lợi thủy sản vào cuộc sống và quản lý chất lượng hàng thủy sản đã bước đầu phát huy tác dụng. Vấn đề hướng dẫn, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật đến người sản xuất được đẩy mạnh và làm tốt.

Công tác bảo vệ các khu vực cư trú của các loài cá quý hiếm như cá Anh vũ, cá Chiên, cá Lăng, cá cóc Tam đảo được quan tâm. Công tác thú y thủy sản bước đầu hoạt động có hiệu quả. Lực lượng thanh tra bảo vệ nguồn lợi thủy sản đã tích cực ngăn chặn tệ dùng xung điện khai thác thủy sản. Việc phòng trị bệnh cá, xử lý ô nhiễm môi trường duy trì thường xuyên, đã góp phần tích cực nâng cao sản lượng thủy sản, tái tạo nguồn lợi thủy sản thiên nhiên.

Bảng 2.14: KẾT QUẢ SẢN XUẤT NGÀNH THUỶ SẢN TỈNH VĨNH PHÚC GIAI ĐOẠN 2003-2007 STT Chỉ tiêu Đơn vị tính Tốc độ tăng Thực hiện bình quân Năm 2003 Năm 2005 Năm 2007 2003-2007 (%) I Giá trị sản xuất ngành thuỷ sản theo giá thực tế

Triệu

đồng 74859 169854 199399 25,68

1 Nuôi trồng triệu đồng 58009 143544,8 166530 28,52

2 Khai thác thuỷ sản " 11485 12910,5 13275 5,14

Ngành nông –lâm –thủy sản Vĩnh Phúc: Hiện trạng và giải pháp

II

Giá trị sản xuất ngành thuỷ sản theo giá so sánh 94 Triệu đồng 62749 98541,6 102238 13,37 1 Nuôi trồng triệu đồng 50536 83255,6 83170 14,32 2 Khai thác thuỷ sản " 7059 5549 5073,6 -9,20 3 Dịch vụ thuỷ sản " 5154 9737 13995 29,99 III Diện tích và sản lƣợng nuôi trồng 1

Diện tích nuôi trồng thuỷ

sản ha 4509,1 5585,8 5919,6 7,51

2 Sản lượng cá nuôi trồng Tấn 6317,0 8513,2 10395 14,32

3

Sản lượng thuỷ sản khai

thác tấn 1571,3 1359 1458,2 -1,05

Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Vĩnh Phúc

Nhìn chung, sản xuất thủy sản của tỉnh những năm qua đã có bước phát triển khá, gia tăng cả diện tích và sản lượng, bước đầu có sản xuất hàng hóa. Chất lượng và giá trị sản phẩm thủy sản ngày càng cao. Đã góp phần tích cực trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn, giải quyết việc làm, tăng thu nhập và xoá đói giảm nghèo cho nông dân.

Tuy nhiên, sản xuất thủy sản của tỉnh hiện nay chưa tương xứng với tiềm năng. Hình thức nuôi chủ yếu là bán thâm canh, quảng canh cải tiến với công nghệ nuôi lạc hậu, tận dụng thức ăn thiên nhiên và bón phân trực tiếp, năng suất thấp, bấp bênh. Đối tượng nuôi còn tập trung vào các loài cá truyền thống, chưa chú trọng sản xuất các loại thủy đặc sản, chưa có vùng cá hàng hóa tập trung. Quy mô nuôi nhỏ lẻ, trong 6.435 hộ nuôi thuỷ sản thâm canh và bán thâm canh, thì có tới 4.147 hộ (chiếm 64,44%) có diện tích nuôi dưới 0,2 ha, 1321 hộ(chiếm 20,53%) có diện tích nuôi từ 0,2-0,5 ha, chỉ có 967 hộ (chiếm 15,03%) có diện tích nuôi trên 0,5 ha[9]. Phát triển thủy sản chưa được quy hoạch nên sự ô nhiễm môi trường có nguy cơ ngày càng tăng, nhiều bệnh

cá phát triển; công tác thú y thuỷ sản và các dịch vụ phục vụ sản xuất thuỷ sản còn nhiều hạn chế.

Một phần của tài liệu Ngành nông –lâm –thủy sản Vĩnh Phúc: Hiện trạng và giải pháp (Trang 81 - 84)

w