Đánh giá tác động của quá trình công nghiệp hoá và đô thị hoá đến phát triển nông nghiệp, nông thôn

Một phần của tài liệu Ngành nông –lâm –thủy sản Vĩnh Phúc: Hiện trạng và giải pháp (Trang 56 - 58)

III. Đất chƣa sử dụng 3524,96 3548,38 3461,69 98,

4. Số người trong độ tuổi có khả năng lao động không làm việc

2.3.3. Đánh giá tác động của quá trình công nghiệp hoá và đô thị hoá đến phát triển nông nghiệp, nông thôn

đến phát triển nông nghiệp, nông thôn

Quá trình đổi mới theo xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế những năm qua đã làm cho nền kinh tế Vĩnh Phúc tăng trưởng với tốc độ cao và đã có tác động lớn đến phát triển nông nghiệp, nông thôn ở Vĩnh Phúc, cụ thể như sau:

Những tác động tích cực:

- Công nghiệp, dịch vụ phát triển, nhu cầu tiêu dùng và chế biến các loại nông sản, thực phẩm tăng nhanh, trở thành yếu tố kích thích sản xuất nông nghiệp phát triển.

- Công nghiệp, dịch vụ phát triển đã tạo thêm nhiều việc làm, thu hút một lượng lớn lao động nhàn rỗi trong nông thôn. Từng bước chuyển dịch cơ cấu lao động trong khu vực nông nghiệp nông thôn.

- Thu nhập bình quân đầu người toàn tỉnh tăng, đời sống nông dân được cải thiện, có tích luỹ, tạo điều kiện cho tái sản xuất nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới.

Những hạn chế, thách thức:

Do quá trình công nghiệp hoá, đô thị hoá nhanh, sản xuất nông nghiệp đang đứng trước sức ép rất lớn của việc giảm diện tích đất canh tác, của vấn đề giải quyết việc làm cho người nông dân mất đất do phát triển công nghiệp và đô thị, vấn đề ô nhiễm do chất thải công nghiệp, chất thải sinh hoạt, … ngày càng tăng:

Ngành nông –lâm –thủy sản Vĩnh Phúc: Hiện trạng và giải pháp

- Về đất canh tác: theo kết quả điều tra nông nghiệp nông thôn năm 2006, đất sản xuất nông nghiệp trên toàn tỉnh giảm 4.150 ha so năm 2001, trong đó đất trồng cây hàng năm giảm 2.090 ha, đất cây lâu năm giảm 2.060 ha, chủ yếu chuyển sang đất giao thông, phát triển khu công nghiệp và đô thị. Diện tích này được dự báo có xu hướng giảm liên tục hàng năm đến năm 2010 (BQ trên 1.000 ha /năm), nhất là với đất trồng lúa [10].

- Lao động và việc làm nông thôn: Quá trình công nghiệp hoá, đô thị hoá diễn ra tuy đã thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động của tỉnh nhưng vẫn còn chậm, chưa thu hút được nhiều lao động từ khu vực nông nghiệp nông thôn. Dân số nông thôn vẫn chiếm tới 82,8%, tỷ lệ lao động làm việc trong lĩnh vực nông – lâm nghiệp – thuỷ sản vẫn chiếm 55,1% tổng số lao động toàn tỉnh và có tới 97,43% lao động nông nghiệp trong độ tuổi chưa qua đào tạo và không có bằng chứng chỉ chuyên môn. Áp lực về giải quyết việc làm cho cả khu vực đô thị và nông thôn hiện nay còn rất lớn.

- Một bộ phận nông dân bị mất đất đã không còn tư liệu sản xuất, trong khi việc chuyển đổi nghề đối với lao động trên 35 tuổi ở nông thôn là rất khó khăn. Kết hợp với quá trình đô thị hoá nhanh đã kéo theo tệ nạn xã hội phát triển, gây mất ổn định xã hội.

- Là tỉnh có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, công nghiệp, dịch vụ đã trở thành những ngành kinh tế chủ đạo, thu ngân sách trên địa bàn được xếp vào một trong những tỉnh hàng đầu của cả nước; Tuy nhiên, việc đầu tư trở lại cho nông nghiệp, nông thôn và nông dân còn chưa tương xứng, chưa tạo điều kiện thuận lợi để nông nghiệp, nông thôn của tỉnh phát triển theo định hướng

công nghiệp hoá - hiện đại hoá; Nhiều dự án của nông nghiệp được đầu tư nhưng còn manh mún; đầu tư cho phát triển nông thôn còn mang nặng tính phong trào, chia đều, hiệu quả thấp.

Một phần của tài liệu Ngành nông –lâm –thủy sản Vĩnh Phúc: Hiện trạng và giải pháp (Trang 56 - 58)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(150 trang)
w