Tình hình xã hộ

Một phần của tài liệu Ngành nông –lâm –thủy sản Vĩnh Phúc: Hiện trạng và giải pháp (Trang 51 - 52)

III. Đất chƣa sử dụng 3524,96 3548,38 3461,69 98,

4. Số người trong độ tuổi có khả năng lao động không làm việc

2.2.2.3. Tình hình xã hộ

Song song với phát triển kinh tế, trong những năm qua tỉnh Vĩnh Phúc đã chú trọng, quan tâm phát triển các lĩnh vực văn hoá - xã hội và đạt được những kết quả nhất định. Công tác giải quyết việc làm, xoá đói giảm nghèo được quan tâm, tỉnh đã áp dụng nhiều cơ chế, chính sách hỗ trợ đào tạo nghề và giải quyết việc làm như: Đa dạng hoá các loại hình đào tạo nghề, nhất là đào tạo nghề có địa chỉ tại địa phương nơi bị thu hồi đất để phát triển công nghiệp; Có cơ chế ưu tiên cho các doanh nghiệp tuyển dụng lao động tại địa phương; Hỗ trợ kinh phí đào tạo nghề cho các đối tượng gia đình chính sách, hộ nghèo,....; Cho vay tiền các đối tượng đi xuất khẩu lao động. Chính vì vậy bình quân mỗi năm, toàn tỉnh có trên 20 ngàn người được giải quyết việc làm; Công tác chăm sóc người có công với cách mạng, gia đình chính sách được quan tâm. Từ năm 2003 đến năm 2007, tỷ lệ hộ nghèo ngày càng giảm, tính theo chuẩn mới, năm 2007 tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh là 12,5%, giảm 2,4% so năm 2006. Tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng dưới 5 tuổi còn 20%, giảm 8,6% so năm 2002. Tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị ngày càng giảm, tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở nông thôn ngày càng tăng lên.

Công tác giáo dục đạt được kết quả khá, 100% các xã, phường, thị trấn đã hoàn thành chương trình phổ cập trung học cơ sở. 99,5% trẻ em 6 tuổi được vào lớp 1;89,3% trẻ khuyết tật được đi học. Tỷ lệ học sinh đỗ tốt nghiệp toàn tỉnh hàng năm đều đạt từ 97-99%; 100% các trường học đã được kiên cố hoá, trong đó có trên 70% phòng học cao tầng.

Công tác chăm sóc sức khoẻ và khám, chữa bệnh cho nhân dân được quan tâm. Các chương trình quốc gia về y tế được triển khai sâu rộng trên phạm vi toàn tỉnh và đạt kết quả tốt. Tỷ lệ trẻ em được tiêm đầy đủ 7 loại

vacxin đạt trên 98,7%. Cơ sở vật chất ngành y tế từ tỉnh đến cơ sở được đầu tư, nâng cấp, đến cuối năm 2007, có 133/154(=87,5%) trạm y tế xã, phường đạt chuẩn quốc gia về y tế xã, 78,3% trạm y tế xã, phường có bác sĩ[3].

Tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn được giữ vững và ổn định.

Bảng 2.4: MỘT SỐ CHỈ TIÊU XÃ HỘI CHỦ YẾU TỈNH VĨNH PHÚC GIAI ĐOẠN 2003-2007 STT Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2003 Năm 2005 Năm 2007 Tốc độ tăng bình quân (2003-2007) % 1 Dân số trung bình ngàn người 1148,73 1168,889 1190,4 0,9

2 Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên % 1,128 1,205 1,145 -0,5

3 Mức giảm tỷ suất sinh % 0,044 0,075 0,058 -10,0

4 Số giường bệnh/vạn dân giường 9,75 17,67 21,7 17,6

5 Số bác sỹ/vạn dân bác sỹ 3,22 4,02 5,42 12,0

6

Tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng

dưới 5 tuổi % 27 23,4 20,5 -6,4

7 Tỷ lệ hộ nghèo % 8,7 18,04 12,5 5,2

8 Tỷ lệ lao động qua đào tạo % 22,64 29,7 36,4 12,2

9

Số người được giải quyết việc làm

ngàn

người 18,5 21,5 24,2 5,9

10 Tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị % 2,37 2,05 2 -4,4

11

Tỷ lệ sử dụng thời gian lao

động ở nông thôn % 81,13 85,3 87,2 2,2

Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Vĩnh Phúc

Một phần của tài liệu Ngành nông –lâm –thủy sản Vĩnh Phúc: Hiện trạng và giải pháp (Trang 51 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(150 trang)
w