Định hướng phát triển nông lâm nghiệp thuỷ sản theo vùng (lãnh thổ)

Một phần của tài liệu Ngành nông –lâm –thủy sản Vĩnh Phúc: Hiện trạng và giải pháp (Trang 121 - 127)

IV. Giá trị gia tăng ngành nông

3 Dịch vụ thuỷ sản  16000 20070,4 22,6 11,

3.1.3.4. Định hướng phát triển nông lâm nghiệp thuỷ sản theo vùng (lãnh thổ)

(lãnh thổ)

Căn cứ vào điều kiện tự nhiên, xã hội, tập quán canh tác của các địa phương trong tỉnh, cần hình thành các vùng các vùng sản xuất phù hợp với định hướng quy hoạch phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh; Trong thời gian tới, có thể phân theo 3 vùng sản xuất chính là: vùng nông nghiệp miền núi, vùng nông nghiệp đô thị và vùng nông nghiệp thâm canh cao ở đồng bằng. Cụ thể như sau:

a - Vùng nông nghiệp miền núi

Gồm toàn bộ huyện Lập Thạch, Tam Đảo; các xã Đồng tĩnh, Hoàng Hoa, Hướng Đạo, Hợp Hoà, An Hoà, Kim Long, Đạo Tú, Hoàng Đan (Tam

Dương); Sơn Lôi, Thiện Kế, Gia Khánh, Bá Hiến, Trung Mỹ (Bình Xuyên); Ngọc Thanh, Cao Minh (Phúc Yên).

- Diện tích tự nhiên: 79.915,2 ha; trong đó: + Đất nông nghiệp: 28.418,3 ha;

+ Đất lâm nghiệp: 29.116,2 ha;

Định hướng của vùng này là: Tập trung phát triển chăn nuôi, phát triển cây ăn quả, cây lâm nghiệp theo mô hình nông lâm kết hợp, trang trại tổng hợp. Vùng này cần quy hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng tích tụ đất đai để khai thác triệt để các tiềm năng, thế mạnh, tạo một số sản phẩm hàng hoá đặc trưng; từng bước kết hợp phát triển nông nghiệp với phát triển du lịch sinh thái, du lịch tâm linh… * Về trồng trọt:

+ Cây ngắn ngày: Sản xuất lương thực (lúa, ngô), rau, quả phục vụ nhu cầu tại chỗ, trồng cây thức ăn gia súc (cỏ voi, cỏ hỗn hợp…), cây dược liệu, cây có củ đặc sản (củ từ, củ đậu, sắn dây, khoai sọ, khoai môn…), cây công nghiệp ngắn ngày (lạc, đậu tương).

+ Cây dài ngày: Cải tạo giống và phát triển một số loại cây ăn quả như vải, nhãn, na, xoài, hồng… * Về chăn nuôi:

+ Phát triển mạnh đàn bò thịt, bò sữa, lợn siêu nạc, gà công nghiệp, gà màu thả vườn, … dưới tán cây lâm nghiệp, cây ăn quả.

+ Duy trì đàn trâu, phát triển các giống gia súc, gia cầm đặc sản của địa phương như dê, thỏ, ong, gà ri …

+ Hình thành bãi chăn thả đại gia súc.

* Về thuỷ sản:

+ Nuôi các loại cá truyền thống ở ao hồ nhỏ, mặt nước của các công trình thuỷ lợi: Hồ Vân trục, Bò Lạc, Suối Sải, Đồng Khoắm, Đại Lải, Xạ Hương, Làng Hà, Vĩnh Thành…

Ngành nông –lâm –thủy sản Vĩnh Phúc: Hiện trạng và giải pháp

+ Cải tạo các vùng trũng chuyển sang nuôi trồng thuỷ sản gồm các xã: Tiên Lữ, Văn Quán, Đồng Quế, Tam Sơn, Phương Khoan, Nhạo Sơn, Yên Thạch, Như Thuỵ, Đình Chu, Nhị Hoàng, …

* Về lâm nghiệp:

+ Ở miền núi: Phát triển một số cây bản địa như trám, sấu…; tre lấy măng, lát Mêhicô, lim xẹt, thông Caribê, keo lai, bạch đàn lai,…

+ Ở vùng trung du: Phát triển các loại lâm sản ngoài gỗ, tre lấy măng, cây phân tán.

+ Phát triển du lịch sinh thái rừng, qui hoạch các vùng sản xuất, chế biến, tiêu thụ lâm sản.

b - Vùng nông nghiệp đô thị

Nông nghiệp đô thị bao gồm các hoạt động sản xuất nông nghiệp cả trong và ngoại vi đô thị. Nông nghiệp đô thị hình thành các trang trại đa mục đích và hệ thống các vườn cây tại các vùng trong và lân cận thành phố.

Vùng này gồm toàn bộ huyện Mê Linh; thành phố Vĩnh Yên và các xã Chấn Hưng, Nghĩa Hưng, Đại Đồng, Tân Tiến, Thổ Tang, Lũng Hoà, Yên Lập, Bồ Sao, Yên Bình, Kim Xá, Việt Xuân (Vĩnh Tường); Duy phiên, Hợp Thịnh, Hoàng Lâu, Thanh Vân (Tam Dương); Hương Sơn, Quất Lưu, Tam Hợp, Hương Canh, Đạo Đức (Bình Xuyên), Nam viêm, Phúc thắng, Tiền châu, nội thị Phúc yên.

- Diện tích tự nhiên: 40.305,5 ha; trong đó: + Đất nông nghiệp: 25.298,9 ha;

+ Đất lâm nghiệp: 1.119,9 ha;

- Hoạt động chủ yếu của nông nghiệp trong đô thị tập trung vào cải thiện môi trường sinh thái, trồng hoa, cây cảnh, nuôi trồng sinh vật cảnh tại các hộ dân cư, trồng hoa cây cảnh, trồng cây, thảm cỏ ở cơ quan, trường học, xí nghiệp, công xưởng, công viên, đường phố, trồng rau sạch ở sân thượng nhà riêng, nhà cao tầng chung cư, cơ quan, xí nghiệp, hoặc nuôi cá ở các hồ đầm…

- Nông nghiệp ngoại vi đô thị (ven đô): thực hiện các hoạt động sản xuất nông nghiệp như xây dựng các trang trại trồng rau, hoa quả, trồng cây lương thực, chăn nuôi gia súc gia cầm, nuôi trồng thuỷ sản, tạo ra nông sản sạch có chất lượng cao, cung cấp sản phẩm tươi sống cho cư dân đô thị; đồng thời còn triển khai các hoạt động nông nghiệp sinh thái như các khu rừng, công viên, đồng cỏ… phát triển nông nghiệp theo hướng đa canh, giá trị sản xuất đạt cao nhất trên một đơn vị diện tích. Hình thành các khu nhà vườn sinh thái, kinh doanh tổng hợp. Đưa dần công nghệ cao vào sản xuất, xây dựng các mô hình nhà lưới, nhà kính, tưới hiện đại.

Tuỳ điều kiện cụ thể, có thể phát triển các loại hình nông nghiệp đô thị như sau:

- Nông nghiệp xanh: Duy trì phát triển cây xanh, thảm cỏ trong thành phố, thị xã, thị trấn.

- Nông nghiệp phục vụ khách sạn: sản xuất hoa, cây cảnh, rau quả, thịt, trứng, sữa cho khách sạn, nhà hàng.

- Nông nghiệp du lịch: Tập trung ở các vùng ngoại thành, ngoại thị, cung cấp địa diểm du lịch sinh thái cho du khách.

- Nông nghiệp an dưỡng: Tập trung ở vùng có cảnh quan đẹp, cung cấp địa điểm nghỉ ngơi, an dưỡng cho các tầng lớp dân đô thị.

Ngành nông –lâm –thủy sản Vĩnh Phúc: Hiện trạng và giải pháp

- Nông nghiệp sinh thái: sản xuất sản phẩm sạch, không độc hại, không ô nhiễm môi trường.

* Trồng trọt: Đa dạng hoá các loại cây trồng có giá trị kinh tế cao gồm:

+ Cây ngắn ngày: Tập trung phát triển cây lương thực chất lượng cao, cây rau, hoa, quả (như cà chua, bắp cải, su hào, đậu đỗ, bầu bí, dưa chuột truyền thống, dưa chuột bao tử, dưa hấu, ngô ngọt, ngô bao tử, rau gia vị, hoa các loại,…).

+ Cây dài ngày: Xoài, bưởi, tre lấy măng, cây cảnh,…

*Chăn nuôi: Tổ chức lại chăn nuôi gia cầm ở khu vực này theo hướng nuôi nhốt và tách khỏi khu dân cư. Nuôi con đặc sản quy mô nhỏ theo công nghệ cao.

* Lâm nghiệp: Trồng cây phân tán, cây công trình cây xanh đô thị (bàng, bằng lăng, phượng vỹ, ban, xanh, si, lộc vừng, hoa sữa, sấu, trám, liễu, cau vua, cau Malaysia…).

* Thuỷ sản: Chủ yếu nuôi thâm canh cá rô phi, tôm càng xanh, cá quả, ba ba, ếch, rô đồng, diếc,… c - Vùng nông nghiệp thâm canh cao ở đồng bằng

Gồm huyện Yên Lạc, các xã còn lại của huyện Vĩnh Tường và các xã Phú Xuân, Thanh Lãng, Tân Phong (Bình Xuyên).

- Diện tích tự nhiên: 21.896,2 ha; trong đó: + Đất nông nghiệp: 15.808,2 ha.

Định hướng phát triển của vùng này là: Xác định đây là vùng sản xuất hàng hoá với khối lượng lớn cung cấp lương thực, thực phẩm cho toàn tỉnh.

* Trồng trọt:

- Ổn định cơ cấu 3 vụ sản xuất /năm với công thức luân canh chủ yếu là: Lúa xuân muộn – Lúa mùa sớm – Vụ đông.

- Thâm canh lúa, ngô để đạt năng suất cao bằng các giống lai, thuần cao sản. Phấn đấu năng suất lúa đạt 70 tạ/ha, ngô đạt 55 tạ/ha.

- Từng bước hình thành vùng lúa chất lượng cao như lúa nếp, lúa thơm các

loại.

- Trồng dâu tằm, cỏ thâm canh, lạc, đậu tương, rau đậu các loại.

* Chăn nuôi:

- Phát triển bò thịt chất lượng cao (limousin, crimousin), bò sữa HF, lợn siêu nạc, thuỷ cầm, gia cầm quy mô hộ và trang trại.

- Sản xuất giốngbò lai cung cấp cho các tỉnh lân cận.

* Thuỷ sản:

- Thâm canh, công nghiệp cá rô phi, tôm càng xanh ở nơi có điều kiện, mở rộng diện tích cải tạo vùng trũng 1 lúa – 1 cá.

- Đẩy mạnh sản xuất giống thuỷ sản các loại cung cấp cho thị trường trong tỉnh và các tỉnh lân cận.

- Hình thành các trang trại nuôi trồng thuỷ sản gắn chăn nuôi lợn và trồng cây ăn quả.

Ngành nông –lâm –thủy sản Vĩnh Phúc: Hiện trạng và giải pháp

* Lâm nghiệp: Chủ yếu trồng cây phân tán.

Một phần của tài liệu Ngành nông –lâm –thủy sản Vĩnh Phúc: Hiện trạng và giải pháp (Trang 121 - 127)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(150 trang)
w