Những hạn chế, tồn tạ

Một phần của tài liệu Ngành nông –lâm –thủy sản Vĩnh Phúc: Hiện trạng và giải pháp (Trang 97 - 98)

- Hộ ngành nghề, dịch vụ, 7 24

2.4.8.2 Những hạn chế, tồn tạ

- Cơ cấu kinh tế nội bộ ngành nông nghiệp đã có sự chuyển dịch nhưng tốc độ chuyển dịch còn chậm, giá trị sản xuất của ngành trồng trọt vẫn chiếm tỷ trọng lớn và tỷ trọng thuỷ sản còn rất thấp trong trong giá trị sản xuất của toàn ngành.

- Quy mô sản xuất còn nhỏ lẻ, chủ yếu theo hình thức hộ gia đình, số mô hình trang trại sản xuất hàng hoá lớn chưa nhiều. Chất lượng sản phẩm nông nghiệp còn thấp, sức cạnh tranh trên thị trường chưa cao.

- Sự đa dạng hoá cây trồng còn chậm và mới chỉ diễn ra ở các vùng ven đô thị, còn các địa phương khác vẫn gieo trồng chủ yếu là lúa để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng tại chỗ. Do đó thu nhập từ trồng trọt còn thấp.

- Công nghệ sản xuất còn lạc hậu, mức độ áp dụng kỹ thuật – công nghệ và cơ giới hoá, hiện đại hoá trong sản xuất còn hạn chế. Việc ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật còn chậm, các mô hình sản xuất có hiệu quả chưa được nhân rộng, nhất là đối với khu vực trung du, miền núi.

- Hiệu quả hoạt động của các hợp tác xã nông nghiệp còn thấp, hợp tác xã chưa phát huy được vai trò trong việc tổ chức sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của xã viên;

- Vấn đề bảo quản và chế biến nông sản, nhất là chế biến sản phẩm cây ăn quả chưa được chú trọng phát triển, do vậy vẫn xảy ra tình trạng được mùa rớt giá dẫn đến giảm hiệu quả sản xuất.

- Sản xuất thuỷ sản vẫn chủ yếu theo hình thức quảng canh, năng suất thấp.

- Vấn đề ô nhiễm do rác thải, nước thải từ sinh hoạt và chăn nuôi ở khu vực nông thôn, nhất là những vùng đồng bằng đất chật người đông đang trở thành vấn đề bức xúc hiện nay.

Một phần của tài liệu Ngành nông –lâm –thủy sản Vĩnh Phúc: Hiện trạng và giải pháp (Trang 97 - 98)

w