III. Đất chƣa sử dụng 3524,96 3548,38 3461,69 98,
7 Thu nhập trƣớc thuế bình quân 1 trang trạ
7 Thu nhập trƣớc thuế bình quân 1 trang trại trại
“ 77,8
Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Vĩnh Phúc
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, kinh tế trang trại hiện nay vẫn còn gặp nhiều khó khăn: Đất của các trang trại đang sử dụng chủ yếu là đất đấu thầu, thời hạn ngắn, nhiều nơi chỉ có 5 năm nên chủ trang trại không yên tâm đầu tư sản xuất vì khó thu hồi vốn. Công nghiệp chế biến nông lâm thuỷ sản trên địa bàn chưa phát triển nên việc tiêu thụ sản phẩm gặp nhiều khó khăn, nhất là đối với các trang trại trồng cây ăn quả, chính vì vậy gây ra tình trạng được mùa thì rớt giá. Mặt khác trình độ chuyên môn kỹ thuật của chủ trang trại còn thấp, nhiều chủ trang trại chưa qua đào tạo, không có trình độ chuyên môn kỹ thuật, vì vậy việc tiếp thu tiến bộ khoa học kỹ thuật phục vụ sản xuất kinh doanh của trang trại còn hạn chế. Việc tiếp cận với các nguồn vốn tín dụng của các trang trại còn nhiều khó khăn một phần do trình độ của Chủ trang trại, phần khác do là đất thuê nên chủ trang trại không có bìa đỏ thế chấp. Điều này cũng làm hạn chế khả năng sản xuất kinh doanh của các trang trại.
2.4.6 - Tình hình phát triển kinh tế hộ và hiệu quả sản xuất nông lâm nghiệp thuỷ sản nghiệp thuỷ sản
2.4.6.1 - Vị trí, vai trò của kinh tế hộ trong phát triển kinh tế nông lâmnghiệp thuỷ sản tỉnh Vĩnh Phúc nghiệp thuỷ sản tỉnh Vĩnh Phúc
Kinh tế hộ có vị trí, vai trò rất quan trọng, tác động ảnh hưởng lớn đến phát triển kinh tế nông thôn tỉnh Vĩnh Phúc, đặc biệt là đến phát triển ngành nông lâm nghiệp thuỷ sản. Kinh tế hộ sản xuất ra các sản phẩm phục vụ nhu cầu của gia đình và xã hội, sử dụng các nguồn lực đất đai, lao động, vốn và tư liệu sản
xuất, phát huy mọi khả năng để sản xuất ra của cải vật chất và giá trị tinh thần, tăng tích luỹ, làm giàu cho gia đình và cho xã hội. Sự tồn tại và phát triển kinh tế hộ là một tất yếu khách quan trong quá trình vận động và phát triển kinh tế, kinh tế hộ là hình thức tổ chức kinh tế cơ sở ở nông thôn. Thông qua các hoạt động sản xuất kinh doanh, kinh tế nông hộ đã thể hiện rõ vai trò là một bộ phận kinh tế quan trọng trong sự phát triển nông nghiệp nông thôn, là nhân tố quyết định tới sự phát triển ngành nông lâm nghiệp thuỷ sản nói riêng và kinh tế nông thôn tỉnh Vĩnh Phúc nói chung.
2.4.6.2. Tình hình phát triển kinh tế hộ ở Vĩnh Phúc hiện nay
Để thu thập được những chỉ tiêu đánh giá sự phát triển kinh tế hộ nông dân, chúng tôi chọn điểm nghiên cứu là 3 xã địa diện cho 3 vùng: xã Đồng Thịnh (huyện Lập Thạch) đại diện vùng miền núi, xã Đồng Tĩnh (huyện Tam Dương) đại diện vùng trung du và xã Vĩnh Thịnh (Huyện Vĩnh Tường) đại diện cho vùng đồng bằng. Kết quả điều tra đã tổng hợp được một số chỉ tiêu về kết quả sản xuất kinh doanh, tình hình đời sống và thu nhập của các hộ, kết quả nghiên cứu được thể hiện ở bảng 2.17.
Kết quả điều tra cho thấy: sản xuất nông lâm nghiệp thuỷ sản vẫn đóng vai trò quan trọng trong đời sống của hộ, số hộ có ngành nghề sản xuất chính là nông lâm nghiệp thuỷ sản vẫn chiếm tỷ lệ cao(72%), ngoài ra các hộ sản xuất công nghiệp, dịch vụ và hộ khác vẫn tham gia sản xuất nông nghiệp để đáp ứng nhu cầu lương thực thực phẩm trong gia đình. Riêng đối với xã Đồng Tĩnh, tỷ lệ hộ nông lâm nghiệp thuỷ sản chỉ còn chiếm 52% do đây là xã đất chật, người đông, số người đi làm thuê ngoài khá lớn.
Chủ hộ đóng vai trò quyết định trong việc phát triển sản xuất của hộ, do vậy trình độ của chủ hộ rất quan trọng. Qua điều tra thì trình độ văn hoá của chủ hộ còn thấp, nhất là đối với hộ nông nghiệp, số chủ hộ có trình độ văn hoá cấp I, II còn chiếm tới 38%. Phần lớn các hộ có trình độ văn hoá thấp thì thu
Ngành nông –lâm –thủy sản Vĩnh Phúc: Hiện trạng và giải pháp
nhập cũng thấp. Các hộ có trình độ văn hoá cấp III trở lên thì có thu nhập cao hơn. Các hộ có thu nhập cao là những hộ có kiến thức sản xuất, biết áp dụng kỹ thuật sản xuất mới, tích cực đầu tư lao động và vốn cho sản xuất. Một số hộ kiêm ngành nghề chế biến và dịch vụ cũng có thu nhập khá hơn. Các hộ có thu nhập thấp ngoài nguyên nhân trình độ văn hoá thì chủ yếu do thiếu sức lao động, bệnh tật, đông nhân khẩu ăn theo, thiếu vốn sản xuất,...
Kết quả điều tra cho thấy đất đai để trồng cây hàng năm của các hộ hiện nay rất manh mún, trung bình mỗi hộ có từ 4-7 mảnh, do vậy nhu cầu về máy móc thiết bị để phục vụ sản xuất nông nghiệp chưa cao, chủ yếu chỉ ở thuê khâu làm đất. Sản xuất thủ công là chủ yếu nên năng suất lao động còn thấp, việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất còn chậm, nhiều hộ vẫn canh tác độc canh cây lúa để đảm bảo lương thực cho gia đình, tâm lý lo ngại trồng cây khác sẽ không có lúa để ăn dẫn đến việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng còn chậm, nhất là đối với xã Đồng Thịnh và Đồng Tĩnh thuộc vùng trung du, miền núi.
Địa bàn điều tra đều ở xa các trung tâm thị trấn, thị tứ nên việc phát triển ngành nghề tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ tại địa phương còn rất chậm, cả 3 xã đều chưa có chợ, người dân phải mua bán hàng hoá ở chợ xã khác.
Điều này cũng ảnh hưởng trực tiếp đến việc phát triển sản xuất của các hộ.
Bảng 2.17: BIỂU TỔNG HỢP KẾT QUẢ ĐIỀU TRA HỘ
STT Chỉ tiêu Đơn vị tính Đồng Thịnh Đồng Tĩnh Vĩnh Thịnh Tổng cộng TỔNG SỐ HỘ ĐIỀU TRA hộ 50 50 50 150 1
Phân loại hộ điều tra theo ngành sản xuất
chính của hộ hộ
- Hộ nông nghiệp " 43 26 35