Những căn cứ để hình thành các chỉ tiêu dự kiế na Dự báo thị trường sản phẩm nông lâm sản Về cây lương

Một phần của tài liệu Ngành nông –lâm –thủy sản Vĩnh Phúc: Hiện trạng và giải pháp (Trang 101 - 110)

- Hộ ngành nghề, dịch vụ, 7 24

3.1.3.1 Những căn cứ để hình thành các chỉ tiêu dự kiế na Dự báo thị trường sản phẩm nông lâm sản Về cây lương

- Dự báo thị trường sản phẩm nông lâm sản - Về cây lương thực:

Từ cuối năm 2007, đầu năm 2008 đến nay, giá lương thực như lúa mì, gạo, ngô,... thế giới đã tăng hơn 50% so với tr-íc. Có nhiều nguyên nhân khiến lương thực tăng giá, nhưng chủ yếu do tình trạng thiếu hụt và khan hiếm lương thực, đặc biệt tại các nước kém phát triển ở châu Phi và Nam Á. Giá các nguyên liệu phục vụ nông nghiệp, như hạt giống và phân bón, không ngừng tăng đẩy giá lương thực tăng lên. Giá thành chi phí bảo quản, dự trữ gạo ngày một tăng cao, các nước liên tiếp cắt giảm lượng gạo tồn kho, khiến lượng gạo dự trữ toàn thế giới giảm. Ngoài ra, hạn hán, lũ lụt gây thiệt hại nặng nề về sản lượng nông nghiệp; nhiều nước hạn chế xuất khẩu lương thực, cũng khiến giá leo thang...

Tổ chức Lương thực và nông nghiệp của Liên hợp quốc (FAO) nhận định, giá lương thực sẽ tiếp tục tăng trong 5 năm tới, đồng thời cảnh báo tình trạng thiếu hụt lương thực đang đẩy các nước Trung Mỹ, nơi có tới 7,5 triệu

người suy dinh dưỡng, vào cuộc khủng hoảng lương thực trầm trọng [dt VnEconomy).

Trước tình hình thiếu hụt lương thực và giá lương thực tăng cao, thì ở Việt Nam lúa gạo là ngành sản xuất có lợi thế. Hiện nay Việt Nam đứng thứ 2 thế giới về xuất khẩu gạo (sau Thái Lan), đóng góp từ 13-17% lượng gạo xuất khẩu trên toàn thế giới với sản lượng xuất khẩu đạt trên dưới 5 triệu tấn /năm. Năm 2008 sản lượng lương thực cả nước đạt khoảng 36,3 - 36,5 triệu tấn lúa, sau khi trừ cho chi dùng nội địa 28 triệu tấn (bao gồm: để giống 1 triệu tấn, để ăn 21,2 triệu tấn, hao hụt chăn nuôi 5,8 triệu tấn), lượng lúa hàng hoá dành cho xuất khẩu 8,3 - 8,5 triệu tấn (tương đương 4,1 - 4,2 triệu tấn gạo). Dự báo sản xuất lúa gạo của nước ta sẽ tiếp tục thuận lợi.

+ Ngô: Hiện nay, nước ta mới đáp ứng được 80-90% nhu cầu, hàng năm phải nhập khẩu từ 10-20% ngô dùng để chế biến thức ăn chăn nuôi. Nước ta cần sản xuất đạt mức 5-6 triệu tấn/năm để đủ nguyên liệu làm thức ăn chăn nuôi. Có thể nâng diện tích ngô lên 1,2 triệu ha, gấp 3 lần diện tích hiện có ở Tây Nguyên, Đông Nam bộ và trung du miền núi phía bắc để thay thế nhập khẩu.

- Về cây công nghiệp:

Nhu cầu về lạc và đậu tương rất lớn, chủ yếu phục vụ cho chế biến dầu ăn và làm thức ăn chăn nuôi. Hiện nay sản lượng cả nước về lạc, đậu tương, vừng mới chỉ đáp ứng được khoảng trên 80% nhu cầu về dầu ăn. Hàng năm nước ta vẫn phải nhập khẩu để đáp ứng nhu cầu. Mặt khác giá thành đậu tương sản xuất trong nước quá cao do năng suất thấp. Như vậy, khả năng phát triển cây đậu tương là rất lớn, tuy nhiên cần có giải pháp để hạ giá thành.

Ngành nông –lâm –thủy sản Vĩnh Phúc: Hiện trạng và giải pháp

Sản phẩm rau quả Việt Nam hiện nay chủ yếu tiêu thụ tại thị trường nội địa, chiếm đến 90% sản lượng của cả nước. Sản lượng rau quả của cả nước đạt khoảng 5,6 triệu tấn với nhiều chủng loại. Với hơn 80 nhà máy chế biến rau quả trên cả nước, nhưng công nghệ các nhà máy này hầu như đã lạc hậu nên tỷ lệ chế biến rau quả ở Việt Nam mới chỉ đạt từ 5-7% tổng sản lượng hàng năm và tỷ lệ tổn thất sau thu hoạch lên tới 20-25%. Với diện tích cây ăn quả đạt trên 750 ngàn ha và vị trí địa lý thuận lợi với khí hậu nhiệt đới, Việt Nam được đánh giá là rất có tiềm năng phát triển và xuất khẩu rau quả. Tuy nhiên khả năng cung ứng cho xuất khẩu và chế biến còn rất hạn chế. Sản lượng trái cây xuất khẩu của nước ta chỉ chiếm 4-5% số trái cây nhiệt đới được sản xuất ở các nước Châu Á tiêu thụ trên thị trường thế giới. Nguyên nhân chủ yếu do chưa xây dựng được vùng tập trung chuyên canh để có thể cung cấp sản lượng lớn cho chế biến và xuất khẩu.

- Các sản phẩm chăn nuôi:

Hiện nay, các sản phẩm chăn nuôi của Việt Nam chủ yếu tiêu thụ ở thị trường trong nước, chỉ có 1 số vùng nuôi lợn chất lượng cao để xuất khẩu. Trong những năm gần đây, dịch bệnh ở gia súc, gia cầm liên tục diễn ra làm giảm nguồn cung cấp thịt cho thị trường trong nước. Mặt khác, giá thức ăn chăn nuôi ngày càng tăng do phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu làm giá thành sản phẩm chăn nuôi của Việt Nam cao so với thế giới. Chất lượng sản phẩm chăn nuôi chưa đạt yêu cầu của thị trường thế giới cũng như trong nước, hiện nay Việt Nam vẫn phải nhập một lượng thịt bò, thịt gà để cung cấp cho thị trường tiêu dùng cao cấp trong nước. Về sữa, chúng ta mới đáp ứng được khoảng 20% nhu cầu sữa tươi cho các nhà máy chế biến. Các nhà máy này hàng năm phải nhập khẩu khoảng 80% sữa bột nguyên liệu. Do vậy thị trường cho các sản phẩm chăn nuôi ở Việt Nam là khá lớn [dt 13].

Cùng với sự lớn mạnh của ngành thuỷ sản, thuỷ sản nước ngọt cũng phát triển không ngừng. Trong số các sản phẩm thuỷ sản nước ngọt thì cá tra, cá basa, cá rô phi có thể xuất khẩu số lượng lớn, đã có nhiều khách hàng đặt mua. Mặt khác, thị trường trong nước cũng đang rất ưa chuộng mặt hàng này. Đối với Việt Nam, thực trạng và triển vọng thị trường hàng nông sản thế giới đang đặt ra những vấn đề sau:

+ Sự gia tăng dân số là một thách thức lớn đối với nền kinh tế thế giới và đối với vấn đề an ninh lương thực toàn cầu nói riêng. Theo dự báo của Liên hiệp quốc, dân số thế giới sẽ tăng thêm 2,5 tỷ người vào năm 2020, trong đó riêng Châu Á sẽ tăng thêm 1,5 tỷ. Điều này sẽ làm tăng đáng kể khối lượng nhu cầu tiêu dùng các sản phẩm nông nghiệp, đặc biệt là các sản phẩm lương thực, thực phẩm. Do đó, có thể nói rằng, thị trường thế giới đang tạo ra cơ hội lớn cho hàng hoá nông sản Việt Nam, nhất là lương thực hiện đang là thế mạnh của nông nghiệp Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.

+ Thị trường hàng hoá nông sản thế giới vẫn đang có xu hướng chuyển dần về các nước đang phát triển, nhất là các nước ở khu vực Châu Á. Nhóm các nước này ngày càng chiếm tỷ trọng cao trong giá trị thương mại quốc tế về các sản phẩm nông nghiệp. Xu hướng chuyển dịch này của thị trường hàng nông sản thế giới sẽ tác động đến các sản phẩm nông nghiệp Việt Nam theo 2 hướng tích cực và tiêu cực:

Theo khả năng tích cực, Việt Nam sẽ nằm trong khu vực sôi động của thị trường hàng nông sản thế giới, do đó có điều kiện để tiếp cận thị trường và tăng cường buôn bán các sản phẩm nông nghiệp với các thị trường khác. Thị trường các nước đang phát triển không phải là những thị trường khó tính và mức bảo hộ thấp sẽ mang lại những cơ hội tiếp cận thị trường tốt cho các sản phẩm nông nghiệp Việt Nam. Đồng thời với quá trình phát triển thị trường các

Ngành nông –lâm –thủy sản Vĩnh Phúc: Hiện trạng và giải pháp

sản phẩm nông sản sẽ là việc hình thành và phát triển thị trường công nghệ đáp ứng yêu cầu nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả các sản phẩm nông nghiệp của các nước đang phát triển. Điều này sẽ tạo điều kiện cho Việt Nam tham gia thị trường công nghệ phục vụ sản xuất nông nghiệp, đặc biệt trong môi trường có nhiều điểm tương đồng giữa các nước trong khu vực.

Theo hướng tiêu cực, thị trường các nước đang phát triển là thị trường có thu nhập thấp có thể sẽ làm giảm lợi ích xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam. Các lợi thế tương đối của sản xuất nông nghiệp Việt Nam sẽ bị hạn chế do tính chất tương đồng của các sản phẩm trong cùng một khu vực tự nhiên, mức chênh lệch về giá lao động. Đồng thời với khả năng tăng xuất khẩu là sức ép về tăng nhập khẩu hàng nông sản vào thị trường nước ta. Nếu không tiếp cận được với thị trường tiêu thụ trực tiếp và xây dựng chiến lược sản phẩm thích hợp thì Việt Nam có nguy cơ trở thành nước xuất khẩu nguyên liệu thô, ít qua chế biến sang các nước khác trong khu vực.

+ Thị trường thế giới đang diễn ra hướng gia tăng nhanh chóng giá trị xuất nhập khẩu các sản phẩm như thịt chế biến, dầu mỡ, sữa của nhóm các nước đang phát triển. Đây là cơ hội lớn để thúc đẩy ngành chăn nuôi trong nước, cải thiện cơ cấu giá trị xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam, đồng thời tạo ra khả năng chống lại sự dao động cao về giá các sản phẩm trồng trọt, mang lại sự ổn định cho sản xuất nông nghiệp trong nước. Tuy nhiên khả năng tiếp cận thị trường nước ngoài của các sản phẩm thịt chế biến của Việt Nam còn ở mức độ thấp so với yêu cầu của thị trường thế giới và so với sản phẩm của các nước khác trong khu vực, do đó sẽ bất lợi lớn nếu không có chiến lược phát triển sản phẩm này một cách thận trọng.

+ Nhiều tư liệu sản xuất dùng trong quá trình sản xuất nông lâm sản vẫn còn phải nhập khẩu, chi phí để sản xuất các loại tư liệu đó trong nước rất cao. Do vậy, mở cửa hội nhập kinh tế và tự do hoá thương mại sẽ làm cho giá nhập

khẩu tư liệu sản xuất rẻ hơn, làm cho giá thành sản xuất và chế biến các loại hàng nông lâm sản của nước ta giảm xuống một lượng đáng kể, nhờ vậy sẽ tạo thêm ưu thế cạnh tranh cho hàng hoá nông lâm sản của Việt Nam.

Với nhu cầu về sản phẩm nông nghiệp này càng tăng, đó chính là cơ hội để phát triển nông lâm nghiệp thuỷ sản tỉnh Vĩnh Phúc theo hướng sản xuất hàng hoá, đáp ứng nhu cầu thị trường trong và ngoài nước.

b - Những thuận lợi, cơ hội và những khó khăn, thách thức của nông nghiệp Việt Nam khi gia nhập WTO:

* Những thuận lợi và cơ hội:

Việt Nam đã gia nhập Tổ chức Thương Mại thế giới (WTO), nước ta được tham gia sân chơi chung với những quyền lợi và điều kiện bình đẳng như các nước trong tổ chức này. Đây là cơ hội lớn cho các sản phẩm hàng hoá nông lâm sản của Việt Nam tiếp cận thị trường quốc tế và được tiếp cận thị trường hàng hoá, dịch vụ ở tất cả các nước thành viên WTO với mức thuế nhập khẩu được cắt giảm theo cam kết, không bị phân biệt đối xử. Điều này tạo điều kiện cho Việt Nam mở rộng thị trường xuất khẩu nông lâm sản trong tương lai. Hàng hoá nông lâm sản xuất khẩu của Việt Nam sẽ chịu mức hàng rào thuế quan thấp nhất và nhiều hàng rào phi thuế quan sẽ được bãi bỏ. Người nông dân nước ta cũng sẽ được lợi từ việc chuyển giao công nghệ nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất. Công nghệ mới của các tập đoàn đa quốc gia sẽ được du nhập vào nước ta.

Gia nhập WTO, nông dân sẽ được tiếp cận thị trường nhiều hơn do nắm bắt được nhu cầu của khách hàng trên thế giới. Nông dân sẽ biết được lộ trình cắt giảm thuế xuất khẩu và đòi hỏi của việc cạnh tranh về chất lượng cũng như giá cả để định hướng phát triển sản xuất kinh doanh hàng hoá. Việc đẩy mạnh xuất khẩu sẽ đem lại cơ hội đổi mới công nghệ sản xuất, chế biến, từ đó nâng

Ngành nông –lâm –thủy sản Vĩnh Phúc: Hiện trạng và giải pháp

cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm. Dưới sức ép của luồng hàng nhập khẩu mạnh mẽ, các doanh nghiệp chế biến hàng nông lâm sản buộc phải phấn đấu vươn lên để nâng cao chất lượng và hiệu quả sản xuất.

Với việc hoàn thiện hệ thống pháp luật kinh tế theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và thực hiện công khai minh bạch các thiết chế quản lý theo quy định của WTO, môi trường kinh doanh của nước ta ngày càng được cải thiện. Đây là tiền đề rất quan trọng để không những phát huy tiềm năng của các thành phần kinh tế trong nước mà còn thu hút mạnh đầu tư nước ngoài, qua đó tiếp nhận vốn, công nghệ quản lý, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo công ăn việc làm và chuyển dịch cơ cấu lao động, thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

Đối với tỉnh Vĩnh Phúc yếu tố này sẽ tạo điều kiện thuận lợi trong việc mở rộng thị trường cho các sản phẩm nông nghiệp có khả năng xuất khẩu và tiếp thu, ứng dụng các công nghệ mới tiên tiến trong sản xuất nông lâm nghiệp, thuỷ sản của tỉnh. Ngoài ra Vĩnh Phúc còn có những thuận lợi sau:

- Vĩnh Phúc có nhiều tiềm năng để phát triển đa dạng các loại cây trồng, vật nuôi đáp ứng nhu cầu tiêu dùng nội tỉnh và xuất khẩu.

- Với vị trí địa lý thuận lợi, nằm trên nhiều nút giao thông quan trọng, gần thủ đô Hà Nội là lợi thế lớn của tỉnh trong việc tạo thị trường giao lưu, trao đổi và mua bán các sản phẩm nông nghiệp.

- Tỉnh đã cơ bản định hình quy hoạch và xác định hướng phát triển các tiểu vùng kinh tế. Đây là yếu tố cơ bản để định hướng quy hoạch và phát triển các lĩnh vực trong ngành Nông nghiệp & phát triển nông thôn. - Tỉnh có sự quan tâm đầu tư cho lĩnh vực Nông nghiệp & phát triển nông thôn, có các cơ chế chính sách hỗ trợ nông dân, thúc đẩy sự phát triển của nông nghiệp, nông thôn.

* Những khó khăn và thách thức:

Gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới, hội nhập kinh tế quốc tế vừa có cơ hội lớn, vừa phải đối đầu với những khó khăn thách thức không nhỏ. Thực tế của môi trường kinh doanh mới khi Việt Nam gia nhập WTO sẽ đặt ra những vấn đề khó khăn cho nền nông nghiệp nói chung và các doanh nghiệp nông nghiệp nói riêng.

Xu hướng phát triển của thị trường nông sản thế giới sẽ chịu tác động lớn của các cuộc thương lượng mậu dịch mang tầm quốc tế. Việt Nam sẽ phải đối mặt với sản phẩm nông nghiệp của các nước thành viên trong tổ chức WTO cả ở thị trường trong nước và nước ngoài. Những khó khăn về cạnh tranh thị trường xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp Việt Nam sẽ lớn hơn khi mà sản xuất nông nghiệp vẫn trong tình trạng lạc hậu, năng suất, chất lượng sản phẩm thấp, chi phí cao, nhất là sự yếu kém của ngành công nghiệp chế biến.

Gia nhập WTO, khi những rào cản thương mại được gỡ bỏ, cạnh tranh sẽ gia tăng mạnh, những doanh nghiệp năng lực cạnh tranh yếu, có nguy cơ giảm lợi nhuận, thiếu việc làm hoặc phá sản, dẫn đến gánh nặng xã hội khó lường. Đối với xuất khẩu sản phẩm nông lâm sản của Việt Nam phải đối diện với các yếu tố cơ bản như vệ sinh an toàn thực phẩm, chất lượng, số lượng và giá cả. Thách thức lớn nhất đối với nông nghiệp Việt Nam khi gia nhập WTO là khả năng cạnh tranh khốc liệt giữa hàng nông sản trong nước với hàng nhập khẩu có chất lượng cao. Bên cạnh đó, việc thực thi quyền sở hữu trí tuệ sẽ đẩy giá giống, vật tư, tư liệu sản xuất lên cao làm tăng chi phí sản xuất. Trong khi những nước giàu gây sức ép mở cửa thị trường vẫn tiếp tục duy trì trợ cấp và những rào cản với thị trường nông sản khiến nông nghiệp Việt Nam khó sử dụng biện pháp tự vệ đặc biệt để đối phó. Sản phẩm nông nghiệp nước ta sẽ phải cạnh tranh quyết liệt trên cả thị trường trong và ngoài nước. Cạnh tranh sẽ diễn ra gay gắt hơn, với nhiều đối thủ hơn, trên bình diện rộng hơn, sâu hơn.

Một phần của tài liệu Ngành nông –lâm –thủy sản Vĩnh Phúc: Hiện trạng và giải pháp (Trang 101 - 110)

w