Khai thác, chế biến, thu mua và tiêu thụ lâm sả na Khai thác

Một phần của tài liệu Ngành nông –lâm –thủy sản Vĩnh Phúc: Hiện trạng và giải pháp (Trang 80 - 81)

III. Đất chƣa sử dụng 3524,96 3548,38 3461,69 98,

6 Tre, nứa, luồng khai thác

2.4.2.3. Khai thác, chế biến, thu mua và tiêu thụ lâm sả na Khai thác

- Khai thác

Thực hiện Chỉ thị 12/2003/CT-TTg ngày 16/5/2003 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường các biện pháp cấp bách để bảo vệ và phát triển rừng và Quyết định số 808/QĐ-UB ngày 15/7/1997 của Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc về việc đóng cửa rừng tự nhiên. Đến nay, sản phẩm lâm nghiệp đều được khai thác từ rừng sản xuất bao gồm: gỗ (chủ yếu là gỗ nguyên liệu giấy), củi, tre, nứa, luồng và lá cọ. Hàng năm cung cấp cho các nhà máy giấy và nhu cầu sử dụng tại địa phương trên 25 ngàn m3 gỗ, 50 ngàn ste củi, trên 1

triệu cây tre, nứa, luồng,...

b - Chế biến, thu mua và tiêu thụ các sản phẩm lâm nghiệp

Trên địa bàn tỉnh có 1 cơ sở chế biến lâm sản quốc doanh (thuộc lâm trường Lập Thạch), 3 làng nghề chuyên sản xuất các sản phẩm đồ mộc gia dụng, mộc xây dựng là An Tường (huyện Vĩnh Tường), làng nghề mộc Minh Tân (huyện Yên Lạc), làng nghề mộc Thanh Lãng (huyện Bình Xuyên). Hình thành màng lưới thu mua lâm sản bao gồm một số công ty TNHH và doanh nghiệp Nhà nước. Sản phẩm lâm nghiệp của tỉnh chủ yếu được bán cho các nhà máy sản xuất giấy, ván dăm ở Việt Trì - Bãi Bằng - Phú Thọ; Đây là thị trường lâu dài để người dân ổn định trồng rừng nguyên liệu. Ngoài ra, một phần sản phẩm gỗ được tiêu thụ cho vùng Quảng Ninh để làm gỗ trụ mỏ. Đối với gỗ rừng trồng có đường kính lớn hơn, được sử dụng để sản xuất đồ mộc dân dụng và các nhu cầu khác.

c - Cơ sở hạ tầng kỹ thuật trong lâm nghiệp

Thời gian qua Vĩnh Phúc đã nâng cấp 100 km các tuyến đường phục vụ trồng, khai thác và tuần tra bảo vệ rừng; Xây dựng 5 trạm bảo vệ rừng, 3 chòi canh gác rừng, 1 trạm dự báo cháy rừng; Nâng cấp hệ thống vườn ươm thuộc

Ngành nông –lâm –thủy sản Vĩnh Phúc: Hiện trạng và giải pháp

các huyện Lập Thạch, Bình Xuyên, Mê Linh. Mở rộng các bến bãi tập kết gỗ khai thác. Xây dựng vườn cây giống đầu dòng, hệ thống giàn phun, khu giâm hom ở Lâm trường Tam Đảo. Tổ chức liên doanh với Công ty giống cây trồng lâm nghiệp về nuôi cấy mô cung cấp cây giống chất lượng cao và tiếp thu công nghệ. Về cơ bản hạ tầng kỹ thuật phục vụ tốt cho công tác trồng và

chăm sóc, bảo vệ rừng.

Một phần của tài liệu Ngành nông –lâm –thủy sản Vĩnh Phúc: Hiện trạng và giải pháp (Trang 80 - 81)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(150 trang)
w